00:17 EDT Thứ ba, 16/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » TX Hồng Lĩnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thị xã Hồng Lĩnh chủ động phòng chống bệnh do vi rút Zika

Chủ nhật - 13/03/2016 08:17
Với mức độ nguy hiểm của bệnh do vi rút Zika đang lây lan nhanh tại các nước châu Mỹ, châu Á có ghi nhận tại nước Thái Lan. Nhà nước Việt nam đang triển khai tất cả các khâu kiểm soát dịch (Bộ Y tế là cơ quan thường trực) đang triển khai tích cực các biện pháp câp bách để phòng tránh và đón đầu các nguy cơ vì bệnh có khả năng lây sang nước ta. Bộ Y tế đã chỉ đạo các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương triển khai tích cực các biện pháp phòng ngừa trong đó có tỉnh Hà Tĩnh. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika gây nên trên địa bàn quản lý.
Muỗi Aedes truyền bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết… Ảnh: WP.

Muỗi Aedes truyền bệnh do virus Zika, sốt xuất huyết… Ảnh: WP.

Bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền bệnh thuộc nhóm Aedes (chủ yếu là muỗi Aedes aegypti), có thể gây thành dịch. được phát hiện trên khỉ ở Uganda năm 1947, tên của loại virus này  được đặt theo tên khu rừng Zika- nơi lần đầu tiên nó được phát hiện. Nguồn gốc virus chủ yếu vùng nhiệt đới châu Phi. Năm 2015 virus Zika xuất hiện ở Brazil, các quốc gia Mỹ Latinh và đảo Caribe. Đây là căn bệnh mới nổi quan trọng bởi nó gây ra dị tật cho trẻ sơ sinh (chứng đầu nhỏ)

Triệu chứng của nhiễm virus Zika: Thời gian ủ bệnh của vi rút Zika khoảng 2-12 ngày sau khi bị muỗi đốt. Khoảng từ 60% đến 80% các trường hợp (bệnh nhân) bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng. Các bệnh nhân có biểu hiện bệnh thường nhẹ. Bệnh nhân thường khởi phát cấp tính với các biểu hiện sốt nhẹ (37,8-38,5 °C), mệt mỏi, mọc ban dát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân, viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt và suy nhược. Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa. chưa ghi nhận trường hợp tử vong do nhiễm vi rút Zika. Hiện nay, WHO đang tập trung nghiên cứu để xác định về mối liên quan của vi rút Zika với hội chứng não nhỏ ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm vi rút Zika trong thời kỳ mang thai và hội chứng viêm đa rễ thần kinh Guillain-Barres do sự gia tăng đột biến các trường hợp mắc những bệnh này trong các ổ dịch Zika tại Brazil. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

            Con đường lây truyền: Ngoài lây truyền qua muỗi đốt là con đường chủ yếu, còn nhiều đường lây truyền khác có thể làm truyền virus Zika như: Lây truyền từ mẹ sang thai nhi, lây truyền qua quan hệ tình dục. ARN của virus Zika cũng đã được phát hiện trong máu, nước tiểu, tinh dịch, dịch não tủy, nước ối và sữa của các bệnh nhân nhiễm virus Zika.

Phòng bệnh do virus Zika: Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do virus Zika. Phòng bệnh chủ yếu bằng hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika. áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn...Đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước, đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch. Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus Zika. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, ngày 02 /3/2016 UBND thị xã Hồng Lĩnh đã có công văn chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn triển khai thực hiện một số nội dung như sau:

1. Các ban ngành, đoàn thể chỉ đạo theo ngành của mình để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; các phòng ban, đơn vị chỉ đạo trực tiếp bộ phận mình quản lý để chỉ đạo sát sao các biện pháp phòng chống dịch. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp có dấu hiệu với các biểu hiện sốt nhẹ (37,8 - 38,5 °C), mệt mỏi, mọc ban dát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân, viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt và suy nhược cơ thể. Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa. Cần chỉ định theo dõi siêu âm thai đối với phụ nữ có thai nghi nhiễm virus Zika để có thể phát hiện biến chứng thai nhi đầu nhỏ.

2. UBND các phường, xã thành lập ban phòng, chống dịch chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch; chỉ đạo trạm y tế, y tế thôn, tổ dân phố theo dõi biến động dân số đi, về trong từng hộ gia đình để sớm có thông tin mới nhất,  kiểm tra theo dõi khi có các biểu hiện sốt nhẹ bất thường nghi nhiễm vi rút Zika để xử trí kịp thời.

3. Phòng Y tế, Trung tâm Y tế Dự phòng thị xã chỉ đạo và phối hợp các Trạm y tế phường, xã để chỉ đạo xử lý triệt để khi có dịch xẩy ra trên địa bàn. Chuẩn bị tốt công tác khử khuẩn tại nhà bệnh nhân và các địa điểm có nguy cơ mang mầm bệnh Zika. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị phòng hộ, máy phun, hóa chất; chủ động phun hóa chất diệt muỗi bằng các biện pháp thích hợp, kịp thời xử lý khi có dịch xẩy ra. Tuyên truyền cho người dân về cách phòng bệnh Zika như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn...Đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước, đậy kín các chum, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy... Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus Zika. 

4. Bệnh viện Đa khoa Hồng Lĩnh luôn đề phòng chẩn đoán chính xác và có phòng riêng để điều trị cách ly cho bệnh nhân khi có bệnh nhân mắc Zika. Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng và tuyên truyền phổ biến đến tận người dân về sự nguy hiểm của bệnh Zika. Tuyên truyền cho người dân hiểu rõ đường lây nhiễm nguồn bệnh do vi rút Zika gây ra.

5. Trạm Y tế các phường, xã phối hợp với khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Hồng Lĩnh, Trung tâm Y tế dự phòng Hồng Lĩnh điều tra ca bệnh và lấy mẫu xét nghiệm gửi tuyến trên theo quy định.

6. Đài Truyền thanh-Truyền hình, Cổng Thông tin điện tử Thị xã đẩy mạnh tuyên truyền về bệnh do vi rút Zika, công tác triển khai phòng, chống vi rút Zika trên địa bàn Thị xã./.

                                          Theo Sỹ Tuấn/TX Hồng Lĩnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: triển khai, các biện

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 196

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 17527

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 593621

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59601944