09:45 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đầu tư gần 165 tỷ đồng tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020

Chủ nhật - 19/03/2017 01:22
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Kế hoạch chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành thủy sản giai đoạn 2017-2020 với tổng kinh phí 164,8 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước là 81,3 tỷ đồng, các nguồn khác là 83,5 tỷ đồng.
Phân loại tôm và đóng gói tôm xuất khẩu tại Nhà máy chế biến tôm Âu Vững, xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai (Bạc Liêu). Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG

Phân loại tôm và đóng gói tôm xuất khẩu tại Nhà máy chế biến tôm Âu Vững, xã Tân Thạnh, thị xã Giá Rai (Bạc Liêu). Ảnh: PHAN THANH CƯỜNG


Mục tiêu của kế hoạch là thúc đẩy các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu cá, nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm tổn thất sau thu hoạch và phát triển bền vững ngành thủy sản.

Các giải pháp thực hiện gồm tập trung nguồn lực cho chuyển giao khoa học công nghệ trọng yếu gắn với tái cơ cấu ngành thủy sản và xây dựng nông thôn mới thông qua việc sắp xếp, điều phối các chương trình nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, cấp bộ; dự án khuyến ngư, xây dựng nông thôn mới... do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

★ Tỉnh Nghệ An phấn đấu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 855 triệu USD. Theo đó, tỉnh tập trung phát triển sản xuất các mặt hàng chủ lực và có lợi thế cạnh tranh, như: lạc, chè, hoa quả, tinh bột sắn, cao-su, thủy hải sản, sữa tươi, dệt may, sản phẩm từ gỗ, khoáng sản chế biến, dầu nhựa thông...

Để thực hiện mục tiêu, tỉnh Nghệ An khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động, đồng thời khuyến khích các công ty sản xuất nguyên liệu có chất lượng cao để chế biến hàng hóa xuất khẩu, nhất các loại cây như cam, chanh leo, gấc, chè, cao-su, cà-phê, dứa, sắn, các ngành công nghiệp cơ khí, xi-măng... Bên cạnh đó, tỉnh đẩy mạnh xúc tiến đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Tỉnh xác định đây là giải pháp quan trọng tạo đột phá trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu phong phú, gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2017-2020.

Năm 2016, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xuất khẩu hàng hóa sang thị trường 74 nước, tăng 12,1% so với năm 2015. Nghệ An có 129 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, đã xuất khẩu 30 mặt hàng; trong đó có hai mặt hàng đạt kim ngạch hơn 90 triệu USD (dệt may, dăm gỗ); chín mặt hàng đạt kim ngạch từ 10 triệu USD đến 90 triệu USD.

Theo PV và TTXVN/nhandan.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tỷ đồng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263


Hôm nayHôm nay : 55485

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1275314

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58867369