07:50 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng đến nông nghiệp công nghệ cao

Thứ bảy - 18/03/2017 21:28
Trong khuôn khổ Festival Quốc tế Nông nghiệp ĐBSCL vừa được tổ chức tại TP Cần Thơ, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp- PTNT tổ chức hội thảo “Ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất nông nghiệp”.

Từ đó, đánh giá cao vai trò của khoa học đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp khu vực ĐBSCL…

Xây dựng thương hiệu nông sản mạnh là nhiệm vụ cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Xây dựng thương hiệu nông sản mạnh là nhiệm vụ cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Chưa tương xứng với tiềm năng

ĐBSCL được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất của cả nước, đồng thời cũng là vùng sản xuất nhiều loại nông sản cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sự phát triển của ngành nông nghiệp thật sự chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Thứ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ Trần Văn Tùng cho rằng ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với 3 sản phẩm chủ lực là lúa gạo, thủy sản và trái cây.

Hàng năm, toàn vùng sản xuất hơn 55% sản lượng lúa hàng hóa, 69% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây của cả nước và đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu.

Tuy nhiên, những con số trên vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng của vùng. Nguyên nhân là các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng không đều, thị trường không ổn định, đầu ra bấp bênh, đặc biệt là giá trị không cao.

Bên cạnh đó, nền nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước 2 thách thức lớn là biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế.

“Hiện tượng hạn hán, lũ lụt và xâm nhập mặn diễn ra trong thời gian qua gây trở ngại lớn cho quá trình sản xuất, làm giảm năng suất và chất lượng.

Trong khi quá trình toàn cầu hóa đang đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn đối với các mặt hàng nông sản”- Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, hiện nay vẫn còn tồn tại suy nghĩ “không biết làm nghề gì mới chọn nghề nông”, chính vì lối suy nghĩ đó khiến cho một bộ phận lớn nông dân không chú trọng đến ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, canh tác theo truyền thống, lối mòn nên không tạo ra được sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng khó tính.

Còn theo GS. Nguyễn Bảo Vệ- nguyên Trưởng Khoa Nông nghiệp (Trường ĐH Cần Thơ), thời gian qua nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và tự giẫm chân nhau, giống cây trồng chưa có chất lượng, từ đó không có sự liên kết chặt chẽ, bị thương lái ép giá, hoặc “dính” điệp khúc được mùa mất giá…

Trong khi ông Manuel Murenhoff- đại diện Tập đoàn Buhler- cho rằng, hiện nay nông dân chưa quan tâm đúng mức đến các yếu tố như vận chuyển, kho bảo quản. Do đó, nông sản không được đảm bảo khi vận chuyển xa, tỷ lệ thất thoát 8% là quá lớn…

Cần những mô hình ứng dụng khoa học

Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng, ngoài tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu thì việc ứng dụng khoa học công nghệ được xem là động lực then chốt cho sự phát triển của nền nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao.

Từ đó đáp ứng được quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiến đến nền nông nghiệp bền vững.

GS. Nguyễn Bảo Vệ thì cho rằng, nông dân phải là người làm chủ được máy móc nông nghiệp, biết ứng dụng khoa học trên đồng ruộng. “Muốn được như vậy, bản thân nông dân phải chủ động nâng cao hiểu biết của mình bằng việc không ngừng học hỏi kỹ thuật, khoa học”.

Trong khi ứng dụng máy móc trong khâu thu hoạch, vận chuyển, lưu trữ thì ông Manuel Murenhoff đưa ra ý tưởng là liên kết thành các hợp tác xã, CLB hoặc doanh nghiệp đầu tư xây dựng và cho nông dân thuê lại.

Ông Manuel Murenhoff cũng đưa ra mô hình “Dữ liệu nông trường thông minh” mà ở đó nông dân chỉ thao tác trên hệ thống máy móc thay vì trực tiếp sản xuất, cây trồng được quản lý chặt chẽ bằng hệ thống máy móc hiện đại.

Tất cả các thông số về điều kiện môi trường sẽ được chuyển về trung tâm dữ liệu, nông dân chỉ cần bấm nút điều chỉnh hệ thống tưới tiêu, giàn che phù hợp thông qua các thiết bị thông minh có kết nối internet…

Ngoài mô hình: “Dữ liệu nông trường thông minh”, tại hội thảo cũng đã đưa ra nhiều mô hình như: Ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi trồng thủy sản, mô hình trồng rau bằng phương pháp thủy canh,… được đánh giá là có khả năng ứng dụng cao, phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài các yếu tố về chất lượng sản phẩm, yêu cầu cấp thiết hiện nay là xây dựng cho được thương hiệu nông sản, làm bàn đạp để các sản phẩm nông nghiệp đi sâu và xa hơn đối với thị trường quốc tế.

Đại diện Công ty CP Phát triển Công nghệ sinh học Dona Nguyễn Phú Cường cho rằng, khi sản phẩm có thương hiệu đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận giá thành sản phẩm cao hơn.

Muốn như thế, nông dân phải luôn ý thức sản xuất nông nghiệp sạch bằng việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

“Sản phẩm có thể cho biết chính xác nguồn gốc đồng nghĩa với việc người sản xuất chịu trách nhiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm đến từng người tiêu dùng, chứ không dừng lại ở lúc bán ra…”- ông Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh.

Năm 2016, sản lượng lúa ĐBSCL đạt trên 25,7 triệu tấn. Tổng sản lượng thủy sản đạt 3,89 triệu tấn. Riêng trái cây đạt khoảng 3,5 triệu tấn, xuất khẩu tới 60 thị trường quốc tế, kim ngạch đạt trên 1,8 tỷ USD.

Tại Festival Quốc tế Nông nghiệp ĐBSCL 2017, với phương châm “Nông sản Vĩnh Long chất lượng và an toàn”, Vĩnh Long đã tham gia trưng bày với nhiều hình ảnh, tài liệu giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu. Đồng thời cũng trưng bày gần 50 sản phẩm tiêu biểu, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ liên quan đến nông nghiệp…

Bài, ảnh: KHÁNH NGUYỄN/ Báo Vĩnh Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 18864

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1238693

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58830748