16:34 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khu vực ven biển miền Trung: Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ tư - 24/05/2017 15:45
Kinh tế vườn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và góp phần hình thành nên nhiều ngành nghề, dịch vụ mới, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.

Ở nhiều địa phương, kinh tế vườn chiếm 70% thu nhập của kinh tế hộ, tuy nhiên, diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu đang tác động tiêu cực đến nghề làm vườn, từ đó đòi hỏi chính quyền các địa phương, người dân có các giải pháp ứng phó kịp thời.

Người dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) thu hoạch cam.

Nhiều mô hình hiệu quả và hấp dẫn

Những năm qua, các tỉnh khu vực ven biển miền Trung đã dành nhiều quan tâm phát triển kinh tế vườn, nhằm đánh thức tiềm năng đất đai, nâng cao thu nhập cho người dân. Tại nhiều địa phương, kinh tế vườn ngày càng phát triển mạnh, hình thành nhiều mô hình đa dạng trong nông thôn, theo nhiều hướng như vườn cây ăn quả, mô hình vườn - ao - chuồng (VAC), VAC - rừng, VAC - biogas, vườn du lịch sinh thái, vườn hữu cơ… đem lại nguồn thu nhập đáng kể, chiếm 50 - 60% thu nhập/năm của hộ nông dân. Một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… có diện tích cây ăn quả phát triển khá với bình quân hơn 10.000ha.

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT), kinh tế vườn bảo đảm cho môi trường ổn định, cân bằng sinh thái, là nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững, giúp con người khôi phục độ màu mỡ đất đai, nguồn nước trong sạch. Vườn cây là nơi chắn lở, xói mòn cho các con kênh và cũng là nơi tái sử dụng các chất thải từ con người và gia súc, tạo thành lớp che phủ, tăng dinh dưỡng cho đất và làm sạch nước. Mặt khác, vườn nước ta với cấu trúc như một hệ sinh thái đa dạng, thảm thực vật phong phú, độc đáo vừa mang tính đặc trưng cho khu vực vừa mang tính quý hiếm của thế giới. Cảnh quan thoáng đãng, với nhiều loài đặc sản, các nhà vườn ở Lâm Đồng, Huế… đã tạo sức hấp dẫn đối với du khách. Đó chính là những mô hình du lịch xanh, du lịch sinh thái.

Một số tỉnh ven biển miền Trung đã đưa ra các chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn theo mô hình phát triển kinh tế vườn. Trang trại có mô hình công nghệ cao được hỗ trợ kinh phí về giống, vật tư nông nghiệp, bảo quản chế biến sản phẩm. Các trang trại thực hiện việc dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp; hướng dẫn và tạo điều kiện cho các trang trại chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai để có diện tích đủ lớn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất.

Một số địa phương khác cũng được hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững. Chỉ tính riêng ở tỉnh Quảng Bình, hiện có 516 trang trại đạt các tiêu chí theo quy định với tổng diện tích quản lý, sử dụng gần 3.600ha, bình quân 6,9ha/trang trại, hằng năm giải quyết việc làm cho 2.629 lao động, trong đó có 1.556 lao động thường xuyên.

Trở ngại khi hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi, ảnh hưởng đến điều kiện canh tác, sản xuất như hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt, nắng nóng kéo dài…, các mùa thay đổi về thời gian không cụ thể hoặc kéo dài, hoặc ngắn lại cũng làm cho cây trái thay đổi.

Theo Hội Làm vườn Việt Nam, dù có nhiều tiềm năng nhưng hiện nay việc phát triển kinh tế vườn ở khu vực miền Trung vẫn còn nhiều hạn chế. Việc phát triển các vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung, quy mô lớn đang gặp nhiều trở ngại do diện tích vườn còn manh mún; doanh nghiệp thu mua, chế biến, bảo quản trái cây còn quá ít; lĩnh vực kinh tế vườn chưa được tổ chức, quản lý tốt; nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu. Tiềm năng, lợi thế của kinh tế vườn chưa được khai thác tốt là do nhận thức của nhiều cấp chính quyền về kinh tế vườn chưa đầy đủ, người dân vẫn làm theo phong trào, tính tự phát cao, thiếu liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thiếu chính sách, giải pháp đột phá; chưa thực hiện được quy hoạch phát triển cho từng địa phương kết hợp phát triển trong và ngoài vùng; quy mô vốn đầu tư cho cải tạo và phát triển kinh tế vườn còn hạn hẹp.

Hạn chế lớn nữa là, công nghệ chế biến chưa gắn với vùng nguyên liệu, thiết bị lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng nhu cầu thị trường; chưa có đủ điều kiện để hình thành thương hiệu mạnh, chưa có đủ sức cạnh tranh. Thủ tục để được vay vốn tín dụng vẫn còn khó khăn, phiền phức đối với nhiều chủ trang trại, nhất là việc giải trình phương án sản xuất, kinh doanh. Hệ thống các cơ chế, chính sách đầu tư cho nông nghiệp chưa đủ mạnh, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu của người nông dân, nhất là khi triển khai mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại, phát triển gia trại, sản xuất hàng hóa lớn. Môi trường bắt đầu ô nhiễm, môi sinh bị hủy diệt, tài nguyên còn lãng phí. Chưa kể, ảnh hưởng của lụt, bão hằng năm khiến tình hình chăn nuôi, trồng trọt ở miền trung gặp nhiều khó khăn.

Không thể tách rời hệ sinh thái VAC

Để trang trại và kinh tế vườn phát huy hiệu quả hơn nữa, trong thời gian tới, UBND tỉnh Quảng Bình đang chỉ đạo ngành chức năng tạo điều kiện giúp đỡ các hộ về vốn, kiến thức khoa học, kỹ thuật, vật tư phân bón... cũng như tạo cơ hội thuận lợi để xây dựng mối liên kết “bốn nhà” trong tổ chức phát triển kinh tế trang trại. Phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn không chỉ xóa đói, giảm nghèo mà còn giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại các vùng nông thôn. Đây còn là bước phát triển mới của kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn gắn với thị trường.

Nhiều chuyên gia cho rằng, các địa phương cần thành lập câu lạc bộ, hợp tác xã VAC hoặc nhóm người cùng sở thích tại mỗi vùng để tạo ra vùng sản xuất lớn nhằm áp dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) đồng bộ hơn, từ đó hình thành những mô hình du lịch sinh thái rộng lớn, hấp dẫn du khách. Tư vấn kỹ thuật cho nông dân như cải tạo vườn tạp sao cho phù hợp với điều kiện chung và điều kiện riêng để tạo thành vùng sản xuất hàng hóa; ứng dụng TBKT, công nghệ cao thích ứng với biến đổi khí hậu để dần nâng cao trình độ canh tác của nông dân trong chuyển đổi và khai thác vườn hiệu quả; xây dựng sản phẩm sạch và thương hiệu sản phẩm theo vùng miền. Người làm kinh tế vườn phải có kiến thức công nghệ thông tin, biết truy cập internet để quảng bá sản phẩm, tìm thị trường, nắm bắt thông tin kỹ thuật mới và có khả năng tổ chức du lịch sinh thái ngay tại vườn nhà mình.

Chủ tịch Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam, GS.TS.Ngô Thế Dân cho rằng: “Phải đặt kinh tế vườn trong tổng thể cả hệ sinh thái VAC; tiếp tục cải tạo vườn tạp, như kinh nghiệm ở Sơn La (mỗi địa phương chọn 2 - 3 loại cây phù hợp, có hiệu quả kinh tế, thực hiện ghép cải tạo); áp dụng TBKT để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bố trí sắp xếp lại vị trí các khu VAC mang lại thu nhập 360 triệu đồng/vườn/năm; thành lập câu lạc bộ hoặc hợp tác xã VAC theo Luật Hợp tác xã”.

Theo GS.TS.Ngô Thế Dân, phát triển kinh tế vườn là tất yếu, nhưng để thích ứng với biến đổi khí hậu là rất khó, tùy vào thế mạnh từng vùng mà lựa chọn quy mô, đối tượng cây - con, hình thức thực hiện cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao... Cần có chính sách vĩ mô của Nhà nước để đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn; xác định nghề vườn là mũi nhọn chính trong chương trình thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của BCH Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Cho nông dân thuê đất dài hạn và miễn thuế đất trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, hỗ trợ vốn, ổn định giá cả thị trường để khuyến khích nông dân lập vườn và phát triển kinh tế vườn.

Vấn đề kỹ thuật canh tác phải phù hợp với đặc điểm từng địa phương, nắm bắt tình hình thời tiết, dịch bệnh để đưa ra lịch thời vụ gieo trồng, chăm sóc, áp dụng đồng bộ công tác giống cây trồng, tuyển chọn cây đầu dòng, thu thập các giống mới để trồng cho phù hợp; áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững (VietGAP) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Để phát triển kinh tế vườn bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, cần xây dựng quy hoạch kinh tế vườn theo từng địa phương, chuyên canh, chuyên sâu và quy mô sản xuất lớn, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu, quy hoạch vườn phải đồng bộ trồng trọt, dịch vụ, tiêu thụ và thị trường. Quy hoạch phải phù hợp với các quy hoạch có liên quan, bảo đảm tốt các yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất của kinh tế vườn. Đối với các loại cây trồng trọng điểm, đã có thế mạnh và chỗ đứng, cần tiếp tục phát triển thông qua các dự án nâng cao sức cạnh tranh; đồng thời phát triển có chọn lọc các sản phẩm mới, lạ theo quy hoạch, chương trình, kế hoạch cụ thể.

Công Hậu-Văn Hai-Hương Giang/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 263

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 261


Hôm nayHôm nay : 42748

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1262577

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58854632