20:15 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ruộng bỏ hoang, dân ly hương

Thứ hai - 28/11/2016 22:32
Đất sản xuất lúa và hoa màu tại xứ đồng Ổ Gà, thôn Phú Mỹ, xã Nghĩa Mỹ (Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) bị sa bồi từ trận lũ lịch sử năm 2013, nên không sản xuất được phải bỏ hoang.

Ông Đỗ Thanh Tịnh - Trưởng thôn Phú Mỹ dẫn chúng tôi đi thăm mảnh đất phẳng phiu, thẳng tắp rộng hơn 7ha, từng là cánh đồng lúa trĩu hạt mang đến nguồn sinh kế cho 27 hộ dân nơi đây. Thế nhưng, nay đã nhường chỗ cho những bụi mai dương um tùm và cỏ dại xâm lấn. Xứ đồng Ổ Gà nằm dọc theo bờ sông Cây Bứa, nên hằng năm sau mỗi đợt lũ lại hứng chịu một lượng lớn đất đá tràn về bồi lấp đồng ruộng. 

 ruong bo hoang, dan ly huong hinh anh 1

Cỏ dại mọc um tùm trên cánh đồng Ổ Gà, vì bị bỏ hoang lâu ngày.

“Số diện tích sản xuất bị bồi lấp ít, bà con có thể bỏ công bỏ sức ra cải tạo đất rồi làm, chứ ruộng nằm ngay ven sông mà bị đất đá lấp đến hơn nửa mét, dân không thể cải tạo được, ba năm nay đành bỏ hoang”, ông Tịnh thở dài bảo.

Ruộng đồng không thể sản xuất được, nhiều bà con nông dân rơi vào cảnh thất nghiệp, nên đành phải đi làm thuê khắp nơi. Vừa trở về từ TP.Hồ Chí Minh để lo việc gia đình, bà Dương Thị Hương ngậm ngùi nói: “Tôi về thu xếp xong việc gia đình là vào lại Sài Gòn thôi. Nhà đông người chỉ biết trông vào mấy sào ruộng, nhưng lại bỏ hoang thì lấy gì mà sống. Ruộng này hồi trước làm lúa cũng đạt năng suất 60tạ/ha chứ đâu ít”.

Không chỉ bà Hương, mà bà Nguyễn Thị Hiệp, ông Đỗ Văn Chung và nhiều gia đình khác cũng đều chọn cách ly hương để tìm cho mình một nguồn sinh kế mới, để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Ông Nguyễn Công Binh - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Mỹ cho biết: “Chính quyền địa phương cũng đã từng tổ chức đợt ra quân cải tạo đồng ruộng, nạo vét sa bồi vào năm 2008. Tuy nhiên, lúc đó lượng đất đá ít nên có thể huy động sức dân để làm. Còn trận lũ năm 2013 bị bồi lấp dày quá, sức người không kham nổi. Cái này phải đưa cơ giới hóa vào mới làm được, thế nhưng kinh phí địa phương lại hạn hẹp, nên chưa thực hiện được. Chỉ chờ cấp trên hỗ trợ giải quyết”.

Theo Thu Hiền (Báo Quảng Ngãi)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 120


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 944270

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59952593