12:21 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu nông nghiệp: Không thể nóng vội

Thứ hai - 25/11/2013 21:40
Trao đổi với PV NNVN, ông Đàm Văn Eng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, Cao Bằng xác định kiên trì tái cơ cấu nông nghiệp, thực hiện từng bước, không nóng vội, không thể ồ ạt, khuếch trương hình thức.

 


Ông Đàm Văn Eng.

Ông có thể thông báo về những thành tựu của kinh tế nông nghiệp tỉnh Cao Bằng hiện nay?

Chỉ tính riêng trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa 10, tổng các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2009-2013 là 4.843 tỷ đồng.

Với nguồn lực trên, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư xây dựng, nhất là các công trình thủy lợi, đường giao thông, trường học, điện lưới…

Trong giai đoạn 2008-2012, tỉnh đã đầu tư kiên cố hóa hàng trăm km kênh mương, kè phục vụ tưới tiêu cho 27.547 ha, đạt 95% kế hoạch. Các công trình nước sạch, vệ sinh nông thôn ngày càng tăng.

Hiện nay, toàn tỉnh có 82,75% số hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có đường giao thông đến trung tâm; 96% xã phường, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia.

Hạ tầng nông thôn được cải thiện đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển; diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng đều tăng; hầu hết các chỉ tiêu đề ra đều đạt và vượt kế hoạch; thu nhập bình quân khu vực nông thôn tăng từ 5,39 triệu đồng năm 2008 lên 9,97 triệu đồng năm 2012; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 31,25% năm 2008 xuống còn 28,22% năm 2012, góp phần đảm bảo cuộc sống cho người dân nông thôn.

Đặt vấn đề tái cơ cấu trong bối cảnh nền nông nghiệp vẫn đang có những bước tiến như vậy liệu có cấp thiết không, thưa ông?

Trên thực tế, sự phát triển nói trên vẫn chỉ mang tính cơ học thông thường và tất yếu. Nông nghiệp Cao Bằng còn hạn chế nhiều lắm. Để kích ứng, tạo sự đột biến mang màu sắc của Cao Bằng thì đòi hỏi thực hiện tái cơ cấu là rất lớn.

Tỉnh Cao Bằng đã xây dựng chương trình hành động thực hiện tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2013-2020. Không thể tái cơ cấu riêng lẻ, phải đặt nhiệm vụ, mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trong tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế như vậy mới có thể tạo được sự thay đổi.

Theo đó, lĩnh vực nông nghiệp cần tái cơ cấu theo hướng xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại, gia trại, khu nông nghiệp công nghệ cao đạt các tiêu chuẩn quốc tế phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm; kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, bảo quản và xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm đối với các sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Xin ông cho biết cụ thể hơn về những loại cây trồng, vật nuôi của Cao Bằng được tập trung phát triển để thực hiện tái cơ cấu theo hướng xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn?

Những năm gần đây, sản lượng lương thực của Cao Bằng dao động từ 230.000-250.000 tấn/năm. Con số trên khẳng định vấn đề an ninh lương thực của tỉnh đã không còn cấp bách như trước nữa.

Khi mục tiêu về sản lượng không nhất thiết phải theo đuổi bằng mọi giá thì phải tính đến nâng cao thu nhập cho người nông dân theo hướng bền vững, gắn với sản xuất hàng hóa. Theo đó, về trồng trọt, tỉnh đã tổ chức xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất cây thuốc lá, cây mía, trúc sào, sắn, hồi, hạt dẻ…


Cao Bằng chú trọng phát triển chăn nuôi.

Về chăn nuôi, Cao Bằng đã hình thành và tiếp tục tổ chức duy trì phát triển các vùng trọng điểm chăn nuôi lợn đen, chăn nuôi đại gia súc (đặc biệt là giống bò Mông). Bộ giống cây con nói trên đều là những giống đã đáp ứng được đòi hỏi sản phẩm hàng hóa, gắn liền với lợi thế, tiềm năng của từng vùng, đặc biệt gắn với chế biến và có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Quan điểm, mục tiêu là vậy, còn giải pháp để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp thì như thế nào, thưa ông?

Ước mơ thoát nghèo của người dân Cao Bằng cũng cháy bỏng lắm. Vấn đề là làm thế nào để thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy. Trước hết, Cao Bằng xác định phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp nông dân nông thôn tới các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động của chương trình, dự án tại địa phương, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Về cơ chế chính sách, tỉnh thực hiện điều chỉnh, bổ sung chính sách để thu hút khuyến khích đầu tư phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội khu vực nông nghiệp nông thôn; hỗ trợ các doanh nghiệp nông lâm nghiệp làm đầu mối tổ chức dịch vụ tổ chức sản xuất, chế biến và bao tiêu sản phẩm nông lâm nghiệp, thực hiện vai trò "bà đỡ" cho nông dân.

Cùng với các giải pháp đồng bộ về khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, nguồn nhân lực, tỉnh Cao Bằng cũng mong muốn nhận được sự hỗ trợ tối đa của Trung ương dành cho tỉnh biên giới có những đặc trưng của vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người.

Với tư duy và cách làm như vậy, tin rằng, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng NTM đạt hiệu quả cao.

Xin trân trọng cảm ơn ông!
 

ĐỒNG VĂN THƯỞNG
Nguồn nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 157


Hôm nayHôm nay : 32033

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 931426

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59939749