01:12 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu nông nghiệp: Nhìn từ những địa phương tiên phong

Thứ sáu - 23/09/2016 06:45
Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Lâm Đồng là những địa phương được đánh giá đạt được kết quả đột phá trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Điểm chung của thành công là, chọn những cây - con chủ lực để tạo sự phát triển đột phá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và coi trọng sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.

Đồng Tháp: Chọn 5 ngành hàng chủ lực

Rau trồng theo công nghệ cao ở Đà Lạt (Lâm Đồng) hiện đạt giá trị sản xuất bình quân 500 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Võ Văn Việt

Là địa phương đầu tiên trong cả nước trình lên Chính phủ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tinh thần cơ bản của tái cơ cấu nông nghiệp tại Đồng Tháp là: Hợp tác, liên kết, thị trường, giảm chi phí, tăng chất lượng. Theo đó, Đồng Tháp đã mạnh dạn tổ chức lại sản xuất 5 ngành hàng (lúa gạo, xoài, hoa cảnh, cá tra, vịt). Tỉnh cơ bản giải được bài toán “được mùa mất giá” đối với lúa gạo, xoài; chi phí sản xuất lúa giảm hơn 600 đồng/kg và lợi nhuận cao gần gấp đôi so với sản xuất theo tập quán cũ; mặt hàng xoài đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính (Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand); phần lớn diện tích nuôi cá tra  được cấp mã số.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp Nguyễn Văn Công cho biết, để ứng dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy nhanh cơ giới hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn thì việc tăng quy mô sản xuất là tất yếu. Thống kê cho thấy, nhờ tăng quy mô sản xuất, đặc biệt là thông qua việc triển khai cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết), đã góp phần làm giảm giá thành sản xuất lúa từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 23 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

Từ thực tế đó, UBND tỉnh Đồng Tháp đã đề xuất Chính phủ cho thực hiện thí điểm chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, tổ hợp tác; đồng thời thí điểm một số chính sách hỗ trợ tích tụ ruộng đất. Cụ thể là, hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn san bằng đồng ruộng cho các HTX, trang trại. Theo đó, tỉnh triển khai thí điểm mô hình mở rộng ruộng đất theo quy mô cánh đồng lớn cho 1 hộ nông dân tại xã Phú Cường (huyện Tam Nông) với 80ha và HTX nông nghiệp Mỹ Quý (huyện Tháp Mười) với trên 100ha; tạo điều kiện cho các chủ trang trại tiếp cận với Quỹ Hỗ trợ đầu tư phát triển để đầu tư mở rộng sản xuất, ưu tiên được cấp giống cây - con và thủy sản; hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại...

Nông dân khi vay vốn thuê đất, tăng quy mô sản xuất nông nghiệp trên 3ha và san bằng mặt ruộng còn được hỗ trợ 50% lãi suất. Hiện đã triển khai thí điểm tại các HTX Tân Cường, Tân Tiến, Phú Bình (huyện Tam Nông), bước đầu có 28 hộ tham gia với tổng diện tích mở rộng 126ha.

Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp Lê Minh Hoan đánh giá, HTX chính là điều kiện cần, là “xương sống” trong suốt tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp. Được mùa mất giá là “cái bẫy” cần cân nhắc thấu đáo. Không thể quyết định giá cả “đầu ra” trong vòng quay của thị trường, nhưng hoàn toàn có thể chủ động chi phí “đầu vào” từ thực hiện đúng quy trình canh tác, sử dụng đúng liều lượng vật tư nông nghiệp đến lợi thế khi “mua chung”, “dùng chung” trong HTX. Ông Hoan nhấn mạnh, quan điểm tái cơ cấu nông nghiệp của Đồng Tháp là tổ chức lại sản xuất nông nghiệp dựa trên 3 định hướng (hợp tác - liên kết - thị trường) và 3 yêu cầu (giảm chi phí sản xuất - nâng cao chất lượng nông sản - đa dạng hóa nông sản chế biến). Đây là quan điểm xuyên suốt không chỉ đối với 5 mặt hàng chủ lực (lúa, cá tra, vịt, xoài, hoa kiểng) trong đề án mà với bất kỳ loại nông sản nào…

Hà Tĩnh: Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với XDNTM

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp song song với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là cách làm của Hà Tĩnh nhằm mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, với sự bố trí, sắp xếp hài hòa giữa tổ chức sản xuất với cảnh quan, môi trường nông thôn, để tạo “vùng quê đáng sống”.

Để thực hiện được chương trình hành động trên, ngay từ năm 2011, Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp (trong khi Chính phủ có chủ trương từ năm 2013), với việc xác định các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, ban hành đồng bộ hệ thống các quy hoạch, đề án, cơ chế, chính sách, tập trung chỉ đạo quyết liệt tổ chức lại sản xuất theo mô hình tăng trưởng mới. Thu hút các doanh nghiệp lớn, phát triển hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị liên kết. Vì thế, đến nay trên địa bàn tỉnh đã hình thành được hơn 10.000 mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ, chất lượng tăng trưởng nông, lâm, thủy sản, tăng thêm nguồn lực cho XDNTM.

Từ các chính sách của tỉnh, giai đoạn 2011-2015, tổng kinh phí hỗ trợ các chính sách cho nông nghiệp, nông thôn là 438.049 triệu đồng; trong đó, ngân sách tỉnh 386.589 triệu đồng, ngân sách huyện và xã 51.460 triệu đồng. Các chính sách đã thực sự tạo động lực thúc đẩy sản xuất, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 6,6%/năm (mục tiêu đề ra là 3,3%), cao gấp 2,12 lần bình quân chung cả nước (3,12%); giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác đạt hơn 70 triệu đồng/ha (tăng 48,9%); tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp tăng từ 34,4% (năm 2010) lên 48,2% (năm 2015). Thu nhập của người dân nông thôn bình quân đạt hơn 23 triệu đồng/người, tăng 2,7 lần so với năm 2010.

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với XDNTM, đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã có hơn 1.000 khu dân cư NTM và 2.000 vườn mẫu được xây dựng, trong đó có 424 khu dân cư kiểu mẫu, 860 vườn mẫu đạt chuẩn. Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện chương trình, từ chỗ chỉ đạt bình quân 4,1 tiêu chí/xã, không có xã đạt hơn 10 tiêu chí và có đến 120 xã đạt dưới 5 tiêu chí thì đến nay, toàn tỉnh đã có 52 xã đạt chuẩn NTM, không còn xã dưới 9 tiêu chí.

Lâm Đồng: Sức mạnh của công nghệ

Lâm Đồng là một trong những địa phương tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Tư duy đột phá trong sản xuất đã tạo nên diện mạo mới cho vùng đất bazan này.

Chỉ tính trong giai đoạn 2011-2015, nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) tại tỉnh Lâm Đồng đã có sự phát triển vượt bậc về năng suất, thu nhập và chất lượng sản phẩm. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng trong hai nhiệm kỳ qua đều xác định, phát triển NNCNC là một trong những khâu đột phá, nhằm phát huy lợi thế các loại nông sản có giá trị kinh tế cao, đồng thời từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo sự gắn kết giữa sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Hơn 10 năm thực hiện, hiện diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hơn 43.000ha, chiếm gần 16% diện tích đất nông nghiệp, góp phần đưa giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 145 triệu đồng/ha/năm. Riêng diện tích sản xuất NNCNC cho doanh thu bình quân đạt gấp hơn hai lần, trong đó, nhiều diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ cao đạt từ 500 triệu đồng đến 3 tỷ đồng/ha/năm. Nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất con giống, cá nước lạnh thương phẩm trên diện tích 50ha tại Lâm Đồng, với sản lượng đạt 500 tấn/năm; 50 cơ sở nuôi cấy mô thực vật, sản xuất hơn 30 triệu cây giống gốc invitro, hơn 200 vườn ươm sản xuất khoảng 2 tỷ cây giống thương phẩm để phục vụ sản xuất; 36 doanh nghiệp, tổ chức (phối hợp với 15.300 hộ gia đình) và 83 cơ sở, hộ nông dân được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng GlobalGAP, VietGAP, Organic, 4C… với diện tích sản xuất hơn 40.000ha.

Hiện, Lâm Đồng có 16 nhãn hiệu, chủ yếu là nông sản đã được đăng ký bảo hộ. Trong đó, thương hiệu Rau Đà Lạt, Hoa Đà Lạt, Trà B’Lao, Cà-phê Di Linh… bước đầu phát huy hiệu quả và xây dựng được uy tín trên thị trường. Các sản phẩm NNCNC Lâm Đồng gắn các chứng nhận chỉ dẫn địa lý, được phân phối trong hệ thống các siêu thị có uy tín trong nước như: Coop Mart, BigC, Metro, đồng thời bước ra thị trường xuất khẩu rộng lớn.

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất vùng Đông Nam Á để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhiều mặt hàng nông sản đặc thù, Lâm Đồng đã xác định lấy khoa học công nghệ làm nền tảng, là khâu đột phá để tái cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp. Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S nói: “Lâm Đồng phải hướng đến nền kinh tế nông nghiệp toàn diện, khoa học công nghệ là động lực kinh tế để thúc đẩy sự phát triển tam nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn)”.

Nhằm phát huy hơn nữa lợi thế này, UBND tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng Khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt, diện tích 221ha tại xã Lát (huyện Lạc Dương). Đây là một trong 10 khu NNCNC của cả nước, được xây dựng nhằm góp phần nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy giá trị nông nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích tăng trưởng hơn trong thời gian tới. Mục tiêu là, đến năm 2020, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 170 triệu đồng/ha/năm và đến 2025 là 220 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời, tỉnh cũng đang triển khai xây dựng 2 khu nông nghiệp công nghệ cao Ấp Lát diện tích 346ha và Đạ Đuem II diện tích 172ha.

Để đạt được mục tiêu này, có 8 nhóm giải pháp gồm: đẩy mạnh công tác tuyên truyền tập trung đến với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân về cơ chế, chính sách đổi mới trong phát triển nông nghiệp, các mô hình thành công trong sản xuất; ban hành các quy hoạch phát triển theo ngành để chỉ đạo thống nhất trong toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất; nghiên cứu lai tạo, nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị cao, thích ứng với nhu cầu thị trường; đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác trong sản xuất gắn với nhu cầu thị trường; áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận sản xuất an toàn như GlobalGAP, VietGAP, VietGAHP, HCCB, ISO, Organic, 4C UTZ; mở rộng đào tạo nghề sản xuất sản xuất kinh doanh nông nghiệp; xã hội hóa trong đầu tư với phương thức “nhân dân làm công trình, nhà nước hỗ trợ vật tư”; sắp xếp lại mô hình hoạt động của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng…

Theo Khánh Nguyên/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186


Hôm nayHôm nay : 24776

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 787978

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59796301