11:03 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Đỡ đầu, tài trợ » Tài trợ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạo “cần câu” cho hộ nghèo

Thứ hai - 01/04/2013 04:34
Khi mới đi vào hoạt động, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi chỉ thực hiện 3 chương trình tín dụng: cho vay giải quyết việc làm; cho vay học sinh - sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn và cho vay hộ nghèo.

Sau 10 năm hình thành và phát triển, Chi nhánh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, đồng thời tiếp tục triển khai thành công 13 chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội trên địa bàn.

Những đồng vốn mang tính nhân văn

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, NHCSXH Chi nhánh Quảng Ngãi đã tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi để triển khai các chương trình tín dụng một cách khẩn trương, có trách nhiệm, nhất là chương trình tín dụng HSSV, nhằm tạo điều kiện cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp… được vay vốn để con em yên tâm học tập, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. 

Tính đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn của NHCSXH Quảng Ngãi đạt 1.971.368 triệu đồng, tăng 1.821.498 triệu đồng (gấp 13 lần) so với 10 năm trước (năm 2002), bình quân tăng 34%/năm. Trong 10 năm hoạt động, tổng doanh số cho vay của đơn vị đạt 3.092.070 triệu đồng, với 352.997 lượt hộ vay vốn, doanh số thu nợ 1.282.421 triệu đồng. Tổng dư nợ của ngân hàng đạt 1.967.274 triệu đồng, tăng 1.819.062 triệu đồng (tăng hơn 13 lần) so với thời điểm nhận bàn giao, tỷ lệ tăng trưởng bình quân 34%/năm, với 108.844 hộ còn dư nợ. Trong đó, hai chương trình có dư nợ lớn nhất là cho vay hộ nghèo (939.029 triệu đồng), chiếm 47,7% và cho vay chương trình HSSV (597.140 triệu đồng), chiếm 30,4%. Tổng dư nợ quá hạn toàn tỉnh là 17.275 triệu đồng, chiếm 0,88%/tổng dư nợ, giảm 7,3% so với khi nhận bàn giao (8,18%). 

Những năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã được chuyển tải đầu tư trên nhiều lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh (SXKD) đến xây dựng nhà ở, công trình nước sạch vệ sinh môi trường, xuất khẩu lao động, trang trải chi phí học tập…, góp phần giúp hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách có điều kiện cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Cụ thể, trong 10 năm, Chi nhánh đã chuyển tải 3.092.070 triệu đồng vốn tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách, tạo điều kiện cho 352.997 lượt hộ được vay vốn, trong đó có 163.811 lượt hộ nghèo vay vốn để SXKD (với 11.557 lượt hộ nghèo tại các huyện khó khăn được vay vốn với lãi suất 0% theo Quyết định 32/2007/QĐ-TTg); 44.960 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; giải quyết việc làm cho 107.364 lao động, trong đó 1.492 lao động vay vốn để đi xuất khẩu lao động (với 805 lao động tại các huyện nghèo được vay vốn theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg). 

Ngoài ra, trong 10 năm qua, trên địa bàn cũng có 16.523 hộ được vay vốn để đầu tư xây dựng 13.957 công trình nước sạch, 13.436 nhà vệ sinh, tạo điều kiện cho hàng chục ngàn người dân vùng nông thôn có điều kiện sống, sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, hợp vệ sinh; 5.209 hộ được vay vốn trồng rừng từ nguồn vốn do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ; 11.966 hộ nghèo được vay vốn làm nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg; 57 hộ nghèo vay vốn làm chòi phòng chống lũ lụt theo Quyết định 716/QĐ-TTg; 5.843 hộ ở vùng khó khăn được vay vốn để SXKD.

Đặc biệt, toàn tỉnh đã có 20.995 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) được vay vốn ở tất cả các chương trình tín dụng, trong đó có 16.494 lượt hộ DTTS là hộ nghèo, 1.087 hộ DTTS được vay vốn ưu đãi với lãi suất 0%. 

Có thể nói, những đồng vốn mang đậm tính nhân văn trên đã góp phần giúp 36.577 hộ thoát nghèo, 36.615 hộ nghèo cải thiện đời sống (chưa thoát nghèo), 23.432 hộ nghèo đã chuyển biến nhận thức và cách làm ăn…

Hiệu quả từ phương thức ủy thác

Quá trình thực hiện 10 năm qua thấy, việc thực hiện phương thức ủy thác đồng vốn chính sách qua các tổ chức chính trị - xã hội đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội. Đến nay, các hội - đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã đảm nhận 99,62% tổng dư nợ của NHCSXH, với 13 chương trình tín dụng, 1.959.833 triệu đồng/107.978 hộ dư nợ, tăng 13,1 lần so với mức dư nợ hồi năm 2004. Cụ thể, Hội Phụ nữ 791.284 triệu đồng (chiếm 40,22%), Hội Nông dân 750.760 triệu đồng (38,16%), Hội Cựu chiến binh 242.753 triệu đồng (12,34%), Đoàn Thanh niên 175.036 triệu đồng (8,9%).

Đến nay, hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn (do các tổ chức nhận uỷ thác thành lập, quản lý, được UBND cấp xã phê duyệt và công nhận) ngày càng được cải thiện, góp phần giúp hoạt động tín dụng của NHCSXH phát huy hiệu quả. Quảng Ngãi hiện có 3.045 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 107.978 hộ vay, phân bố ở 184 xã, phường, thị trấn. Bình quân mỗi xã có gần 16 tổ đang hoạt động, trung bình 1 tổ có 35 tổ viên với dư nợ bình quân 644 triệu đồng/tổ. 

Bên cạnh đó, NHCSXH Quảng Ngãi còn không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tại 184 điểm giao dịch tại các xã, phường, thị trấn, đảm bảo việc giải ngân vốn, thu hồi nợ được duy trì nghiêm túc, đúng ngày, đúng giờ, kể cả ngày giao dịch trùng vào thứ bảy, chủ nhật. 

Bà Huỳnh Thị Tuyết Nga, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng khác đã tác động tích cực đến việc tạo nguồn vốn giúp các hộ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập. Thông qua nguồn vốn ủy thác, các cấp Hội có điều kiện làm tốt hơn công tác tuyên truyền, vận động, chăm lo bảo vệ quyền lợi của chị em, mang lại quyền lợi thiết thực cho phụ nữ nghèo cũng như thu hút ngày càng nhiều hội viên tham gia vào tổ chức Hội”.

Anh Lữ Xuân Thanh, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Bình Sơn khẳng định: “Từ các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, thông qua NHCSXH huyện và việc nhận uỷ thác của Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở, trong 10 năm qua, chúng tôi đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nông dân nghèo trên địa bàn có vốn đầu tư phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo. Điển hình như hộ anh Nguyễn Ái Việt (64 tuổi) ở thôn Giao Thuỷ, xã Bình Thới, nhờ có nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi của NHCSXH mà anh có tiền đầu tư xây dựng trang trại nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế cao, cuộc sống gia đình được cải thiện rõ rệt”.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đinh Thị Loan cho rằng, kết quả thực hiện 10 năm của ngân hàng không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Do đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các thành viên Ban đại diện HĐQT trong quá trình thực hiện các chương trình tín dụng; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động tại cơ sở nhằm lành mạnh hóa chất lượng tín dụng ở cơ sở; nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả…

Hải Vân (kinhtenongthon.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cho vay

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 153


Hôm nayHôm nay : 45020

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 758981

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59767304