03:58 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Cấm cửa” nội tạng động vật vào Việt Nam

Thứ sáu - 19/01/2018 04:20
Trong cuộc họp lấy ý kiến về Dự thảo Luật Chăn nuôi của Bộ NN&PTNT tổ chức, đề xuất cấm nhập khẩu nội tạng động vật; gia súc, gia cầm sống già - loại thải về Việt Nam giết mổ lấy thịt được dư luận ủng hộ.

Nhiều bất cập

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, ngành chăn nuôi đang có rất nhiều lỗ hổng trong quản lý. Dự án Luật Chăn nuôi kỳ vọng sẽ tạo được hành lang quản lý, đáp ứng thực tế sản xuất, phù hợp nền kinh tế thị trường, dễ thực hiện; đáp ứng cải cách hành chính và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cụ thể, việc không cho phép nhập khẩu nội tạng, phủ tạng các loại động vật từ nước ngoài vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào; không cho phép nhập gia súc, gia cầm sống già, loại thải từ nước ngoài vào Việt Nam với mục đích giết mổ lấy thịt. Lý do là các mặt hàng này chất lượng rất thấp, chưa kể nhiều nguy cơ chứa chất độc hại. 

Lực lượng chức năng các địa phương liên tục phát hiện tình trạng nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, hư, thối vận chuyển từ các tỉnh phía bắc vào miền Nam tiêu thụ. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhiều lần thừa nhận: Nội tạng vào Việt Nam nhiều nhất là từ Trung Quốc; đường chính ngạch là tạm nhập tái xuất và đường tiểu ngạch với số lượng lên đến hàng chục tấn mỗi ngày. 

Dự kiến nội tạng động vật sắp hết cơ hội vào Việt Nam Ảnh: CTV
Dự kiến nội tạng động vật sắp hết cơ hội vào Việt Nam     Ảnh: CTV

Hợp lý

Theo ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Đông Nam bộ, việc cấm nhập dưới bất kỳ hình thức nào là rất hợp lý. Vì trước đây có doanh nghiệp nhập khẩu luôn nói rằng họ nhập về để chế biến xuất khẩu hoặc làm thức ăn gia súc nhưng thực tế là bán cho người ăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng mà còn tác động đến ngành chăn nuôi trong nước. Còn theo TS. Nguyễn Văn Ngãi, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, nội tạng, phủ tạng gia súc là loại phụ phẩm, những loại này cũng yêu cầu việc xử lý vệ sinh, bảo quản nghiêm ngặt vì bản thân nó tồn dư chất độc và mầm bệnh. Đây có thể là nguồn lây nhiễm dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong nước. Luật pháp nên quy định cấm dứt khoát như vậy. 

Đại diện Bộ NN&PTNT cho hay, trên thế giới cũng có nước cấm, có nước vẫn cho nhập nội tạng. Việt Nam có thể đưa quy định không cho phép nhập nội tạng và gà loại thải vào Luật. Nhưng phía cơ quan, ban, ngành liên quan cần chứng minh về việc đưa ra quy định này để các tổ chức như WTO, các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam thấy thuyết phục. Ví dụ phải chứng minh nội tạng, gà loại thải nhập về chứa nhiều chất độc hại, dư lượng kháng sinh cao, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nguy cơ dịch bệnh, cạnh tranh thương mại không công bằng… Bên cạnh đó Việt Nam có thể đưa ra nguyên nhân không cho phép nhập trong các văn bản dưới luật và có thông báo cho các tổ chức, các nước trên thế giới biết. 

Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/3, cả nước nhập khẩu gần 41.000 tấn thịt các loại. Trong đó lớn nhất là thịt gà với 20.600 tấn, chiếm hơn 50% tổng lượng thịt các loại, trị giá gần 19 triệu USD. Đứng thứ hai là thịt trâu bò các loại với 11.800 tấn, chiếm 29%, trị giá 35 triệu USD.
 
Nguồn: nguoichannuoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 212

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 211


Hôm nayHôm nay : 30190

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 793392

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59801715