06:46 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đột phá vào thị trường xuất khẩu gạo cấp cao

Thứ hai - 23/07/2012 04:47
Trong khi kim ngạch, sản lượng xuất khẩu gạo cấp thấp và trung bình đang có dấu hiệu giảm thì dòng gạo cao cấp, gạo thơm lại tăng lần lượt 52,66%, 40,44% trong 6 tháng đầu năm 2012. Vì vậy, khả năng mục tiêu xuất khẩu 6,5-7 triệu tấn gạo trong năm nay vẫn có thể đạt được.

uất khẩu sụt giảm nhưng "cửa" vẫn rộng

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo ước đạt 3,7 triệu tấn, với giá trị 1,7 tỷ USD, giảm 8,8% về lượng và 13,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo tiếp tục xu hướng giảm, giá xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 464 USD/tấn, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), nguyên nhân xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm sụt giảm là do áp lực cạnh tranh gay gắt từ thị trường Myanmar, Ấn Độ và Pakistan, đặc biệt là gạo phẩm cấp thấp. Hiện tại, Ấn Độ - nhà sản xuất gạo lớn thứ hai thế giới - đang chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu gạo cấp thấp, do tồn kho tăng cao. Sự "tái xuất" của Ấn Độ khiến Việt Nam mất quyền chi phối thị trường gạo phẩm cấp thấp tại châu Phi.

Trong khi đó, một số thị trường lớn, truyền thống trước đây của Việt Nam như Indonesia, Philippines lại có xu hướng tự túc về lương thực. Trong nửa đầu năm nay, Indonesia đã không ký thêm hợp đồng mới về nhập khẩu gạo, mà chỉ thực hiện nốt các hợp đồng ký từ năm ngoái.

TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nhận xét: "Doanh nghiệp (DN) còn kém chủ động trong tìm kiếm, mở rộng thị trường. Một số DN chỉ chú tâm thực hiện các hợp đồng Chính phủ, ít có động lực mở rộng thị trường. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu gạo sẽ gặp khó khăn trong tương lai".

Dù vậy, khả năng xuất khẩu gạo đạt mục tiêu trong năm 2012 vẫn sáng sủa. Ông Ngọc cho rằng: "Trong 6 tháng cuối năm, xuất khẩu gạo sẽ vẫn giữ được nhịp độ bình thường và có khả năng đạt mục tiêu đề ra cả năm. Lượng gạo đã ký hợp đồng đạt khoảng 4,5 triệu tấn, trong đó, lượng gạo giao theo hợp đồng mới đạt một nửa".

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng tin tưởng rằng, thị trường tiêu thụ gạo vẫn rộng mở, đặc biệt là với các loại gạo trung bình, cấp cao và gạo thơm, vì giá gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác do nằm ở mức giá trung bình. Một điểm sáng khác của xuất khẩu gạo là nhu cầu tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh. Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Mở hướng đi mới

Dù lạc quan về tình hình xuất khẩu gạo cả năm, song ông Phong cho hay, hầu như không có thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thấp. Kết quả thống kê từ VFA cho thấy, tỷ lệ xuất khẩu gạo thơm và gạo cao cấp đang có dấu hiệu tăng trưởng vượt bậc. Theo ông Phong, nguyên nhân chính đẩy nhu cầu gạo cao cấp Việt Nam tăng mạnh do xuất phát từ sự sụt giảm, thiếu cạnh tranh của thị trường gạo Thái Lan. Theo đó, châu Á vẫn là thị trường lớn chiếm đến 67,8%, kế đến là châu Phi (24,16%), châu Mỹ (5,12%) và một số nơi khác.

Tính đến hết tháng 6/2012, Việt Nam xuất khẩu được 866.792 tấn gạo các loại, trị giá FOB đạt 401,444 triệu USD, trị giá CIF đạt 408,289 triệu USD. Giá xuất khẩu bình quân FOB đạt 463,14 USD/tấn. Song, giá lúa gạo trong nước lại giảm mạnh ở mức thấp nhất trong tháng 6 do khó khăn chung của nền kinh tế, đã kéo theo nhiều thách thức cho nhu cầu thị trường trong suốt thời gian qua.

Trước dự báo thị trường khó khăn, ông Phong cũng cảnh báo, gạo cấp thấp năm 2012 nếu tăng lên sẽ khó tiêu thụ, vì không thể nào cạnh tranh với giá gạo cấp thấp của nhiều nước có thế mạnh như Myanmar hay Ấn Độ. Trong 6 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu gạo cấp thấp và trung bình đều giảm 44,08% (tương đương 0,306 triệu tấn) và 55,98% (0,712 triệu tấn) so với cùng kỳ năm 2011. Riêng năm 2011, xuất khẩu gạo cấp thấp đã bị giảm 61% trong khi gạo chất lượng 5% tấm lại tăng gần 20% và gạo thơm tăng hơn 100%. Với tỷ lệ thành phẩm gạo thơm và cao cấp ngày một tăng trưởng, cộng với nhu cầu phát triển thị trường cho thấy, thị trường đã thực sự mở ra hướng đi mới cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trần Trọng Triết
Nguồn:kinhtenognthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 123

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 121


Hôm nayHôm nay : 28370

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 961179

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59969502