08:24 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giá lúa chững lại, nông dân mất lời

Thứ năm - 28/02/2013 19:09
Một tuần sau khi các doanh nghiệp thực hiện thu mua tạm trữ, giá lúa tại ĐBSCL đang chững lại và có dấu hiệu quay đầu giảm ở một vài nơi.

Giá lúa có dấu hiệu quay đầu giảm

Trong tuần đầu tiên sau khi các doanh nghiệp (DN) thu mua tạm trữ, giá lúa ở ĐBSCL đã nhích lên 100 – 250 đồng/kg, lên mức 4.500 đồng/kg đối với lúa thường và 4.600 – 5.300 đồng/kg tùy loại đối với lúa hạt dài, chất lượng cao, lúa thơm (lúa khô). Tuy nhiên, trong 2 ngày qua, giá lúa đã chững lại và vài nơi còn có dấu hiện quay đầu giảm 50 – 100 đồng/kg.

Thương lái mua lúa ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang).

Anh Huỳnh Văn Sơn ở Thạnh Hóa, Long An cho biết, giá lúa thơm nhẹ OM 4900 nhà anh gặt ngày 28.2, thương lái chào giá còn có 4.400 đồng/kg, thấp hơn 100 đồng/kg so với 1 - 2 ngày trước đó. Còn so với trước khi tạm trữ thì thấp hơn 50 đồng/kg, trong khi niên vụ năm trước được giá tới 5.400 – 5.500 đồng/kg.

Giá lúa tại các tỉnh khác như Đồng Tháp, An Giang cũng đang đứng lại. Theo anh Nguyễn Văn Tiễn ở Hồng Ngự, Đồng Tháp, sau khi DN bắt đầu thu mua tạm trữ vào ngày 20.2 thì 1 - 2 ngày đầu giá lúa có nhích lên… 80 đồng/kg, từ 4.420 đồng/kg lên tròn 4.500 đồng/kg, lúa tươi IR 50404. Và từ đó đến nay vẫn “đứng yên bất động”.

Theo Bộ NNPTNT, dự kiến đến hết tháng 2.2013, khối lượng gạo xuất khẩu của VN đạt khoảng 677.000 tấn, trị giá 310 triệu USD, tăng trên 68% về khối lượng nhưng giảm hơn 15% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

“Giá đứng yên như thế làm chúng tôi ngày nào thức dậy cũng hồi hộp bởi với giá này, chúng tôi đã chẳng có lời bao nhiêu. Nếu giảm xuống nữa thì lỗ chắc, không có đủ tiền đầu tư vụ sau” – anh Tiễn lo lắng.

Tuy nhiên theo các DN, giá lúa gạo trong những ngày tới khó có thể tăng thêm. Nguyên nhân theo ông Lâm Anh Tuấn- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát, do giá các hợp đồng xuất khẩu DN ký được trong 2 tháng qua thấp quá, toàn dưới 400 USD/tấn.

“Hầu hết DN đều ký với mức giá từ 380 – 400 USD/tấn, tính ra chưa được 8.000 đồng/kg, trong khi giá thành đã hơn 8.000 đồng/kg. DN đang lỗ nên giá thu mua trong nước khó có thể tăng nữa” – ông Tuấn phân tích.

Nông dân không có lãi

Theo các địa phương, với mức giá thu mua vụ đông xuân theo chương trình tạm trữ năm nay, nông dân không đạt được mức lãi 30% như mong đợi, phần lớn hòa vốn, nhiều hộ trồng không khéo còn lỗ vốn.

Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Tháp, ông Dương Nghĩa Quốc cho biết, giá thành sản xuất vụ đông xuân tỉnh ông năm nay là 4.100 đồng/kg, lúa khô IR 50404. Để lãi được 30% thì giá bán phải là 5.400 đồng/kg nhưng thực tế thương lái thu mua chỉ được 5.100 – 5.200 đồng/kg.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Đẩy nhanh thu mua tạm trữ

Phát biểu tại cuộc họp với các tỉnh ĐBSCL bàn việc đẩy mạnh tiêu thụ lúa cho nông dân ngày 27.2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị các cơ quan tham mưu cần rút kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để công tác tạm trữ triển khai đúng tiến độ, đúng mục tiêu. Đặc biệt, NHNN chỉ đạo tạo điều kiện thông thoáng, giải ngân thuận lợi cho thương nhân thực hiện thu mua lúa, gạo tạm trữ đúng chủ trương. Giao Bộ NNPTNT, chính quyền địa phương hỗ trợ và kiểm tra đôn đốc các thương nhân đẩy nhanh tiến độ thu mua tạm trữ theo kế hoạch, thực hiện tăng cường giống lúa chất lượng cao, hạn chế tối đa gieo sạ giống lúa giá trị thấp như IR50404 trong vụ hè thu tới. Bộ Tài chính ban hành chính sách để doanh nghiệp thực hiện tạm trữ thuận lợi hơn trong thanh quyết toán.

Còn theo tính toán của anh Nguyễn Văn Tiễn thì với chi phí giống má, phân, thuốc, công lao động thì giá thành vụ đông xuân năm nay nhà anh bỏ ra là 3 triệu đồng/công 1.000m2. Với giá bán lúa IR 50404 lúa tươi là 4.500 đồng/kg x 800kg (năng suất) = 3.600.000 đồng, anh lời được 600.000 đồng.

Anh Tiễn còn lời được bởi do anh trồng lúa giỏi, cho năng suất cao 8 tấn/ha, chứ theo đánh giá của Bộ NNPTNT, năng suất lúa bình quân dự kiến vụ đông xuân năm nay chỉ đạt khoảng 6,2 – 6,4 tấn/ha, nông dân cầm chắc lỗ.

“Nhà tôi đạt năng suất 7 tấn/ha, nhưng do trồng lúa thơm nhẹ OM 4900 nên chi phí cao hơn IR 50404 500 ngàn đồng/ha. Mọi năm, giá OM 4900 cao hơn IR 50404 nhưng năm nay bằng, thậm chí có lúc thấp hơn 50 – 100 đồng/kg nên đang bị lỗ từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng/ha. Bởi thế tôi còn đang giam lúa ngoài đồng chưa bán kìa” – anh Sơn lo lắng.

Ông Trương Thanh Phong - Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam khẳng định giá thu mua lúa gạo nội địa như hiện tại là phù hợp với giá quốc tế, nếu tăng thêm sẽ không cạnh tranh lại với Ấn Độ, Pakistan và Myanmar, lúc đó DN sẽ rất khó bán được.

Hiện giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đang ở mức thấp nhất so với các nước này và DN vẫn chưa có lời. Ông hy vọng trong thời gian tới khi Việt Nam có những hợp đồng tập trung với giá cao hơn sẽ giúp cải thiện giá lúa gạo trong nước.

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 261

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 259


Hôm nayHôm nay : 51451

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1271280

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58863335