18:52 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hải Dương: Vải sớm Thanh Bính được mùa, được giá

Thứ hai - 20/05/2019 04:08
Trong khi nhiều nơi khác, vải năm nay mất mùa thì ở xã Thanh Bính, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, vải vẫn được mùa, được giá. Với giá bán vải sớm hiện tại dao động từ 45.000 - 55.000 đồng/kg, ước tính xã Thanh Bính năm nay cho thu khoảng 10 - 12 tỷ đồng từ thu hoạch vải sớm.

Theo ông Lê Sỹ Tín - Chủ tịch UBND xã Thanh Bính cho biết: Xã Thanh Bính là xã thuần nông, nông dân trong xã chủ yếu trồng cây ăn quả. Toàn xã Thanh Bính có 268,1ha trồng vải. Do vải thiều chính vụ chỉ tập trung thu hoạch vào một thời điểm nhất định và phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ thấp để phân hóa mầm hoa, do đó thường hay ra quả cách năm, năm được mùa thường mất giá. Bởi vậy, các cấp đảng bộ và chính quyền nhân dân xã Thanh Bính quán triệt và chỉ đạo người dân cần tập trung cho sản xuất vải sớm, trong đó diện tích vải cực sớm như u trứng trắng, u trứng gai, u trứng dây chiếm khoảng 20% diện tích; 60% diện tích u hồng chín sớm; 20% còn lại là tàu lai và vải chính vụ; để vừa đảm bảo không bị mất mùa mà vải sớm bán được giá cao hơn.

Anh Phạm Văn Hoan bên vườn vải u hồng của gia đình

Anh Phạm Văn Hoan, một nông dân tiêu biểu trong sản xuất vải sớm của xã Thanh Bính, cho biết: Để có năng suất vải sớm cao và ổn định thì vải sớm cũng cần phải chăm bón kịp thời, nhất là việc cắt tỉa cành đúng thời điểm để lấy 2- 3 đợt lộc thu, kết hợp với bón phân. Bên cạnh đó, việc khoanh cắt vỏ là rất quan trọng cho phân hóa mầm hoa năm sau. Thông thường, sau khi thu hoạch quả xong khoảng 1 tháng thì anh tiến hành cắt cành, kết hợp với bón phân NPK lần đầu khoảng 50% tổng lượng bón cho 1 năm. Đến tháng 8 âm lịch thì tiến hành khoanh vỏ cành lộc, tùy theo mức độ sinh trưởng và màu sắc lá để quyết định mức độ khoanh nông hay sâu, một vòng hay hai vòng. Khi vải phân hóa mầm hoa thì tiếp tục bón phân NPK và phun phân bón lá. Bón phân NPK lần cuối khi quả vải được 2/3 cùi.

Nhờ chủ trương và định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương mà 3 – 5 năm trở lại đây, nông dân trồng vải trong xã Thanh Bính luôn được mùa, được giá.

Nguyễn Quang Toan

TT Khuyến nông Hải Dương
http://www.khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 136


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 942075

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59950398