09:15 EDT Thứ ba, 16/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhập ít nhất 100.000 tấn thịt: Quy hoạch tốt đã không cần nhập

Thứ sáu - 09/11/2012 23:15
Theo Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, việc nhập khẩu thịt sẽ làm người chăn nuôi không chủ động được sản xuất; ngành chăn nuôi cần có quy hoạch cụ thể, tránh hiện tượng phát triển tự phát như hiện nay.

PGS-TS Nguyễn Đăng Vang – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết: Theo dõi những năm trở lại đây, tôi thấy đúng là mỗi năm nước ta vẫn nhập khẩu trên dưới 100.000 tấn thịt các loại, trong đó sản phẩm từ gia cầm là trên 80.000 tấn, trong đó nhiều nhất là năm 2011...

Theo ông Vang, khi dư thừa thịt, nên tiến hành dự trữ bằng cấp đông và đem ra tiêu thụ dịp Tết hoặc khi khan hiếm.

Thực tế cho thấy, suốt từ cuối năm ngoái đến nay, ngành chăn nuôi, nhất là những hộ nuôi gà, lợn đã bị thua lỗ rất lớn. Theo khảo sát của Hội Chăn nuôi, mức lỗ cụ thể như thế nào?

- Khảo sát cho thấy, hiện giá lợn trung bình cũng chỉ đạt 38.000 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất là 44.000 - 46.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi kg lợn sau khi xuống chuồng, lỗ 6.000-8.000 đồng, còn tính ra trên “tổng thể” một con lợn, lỗ từ 600.000 - 800.000 đồng.

Ước tính của chúng tôi cũng cho thấy, trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.2012, có tháng ngành chăn nuôi cả nước lỗ đến hơn 2.000 tỷ đồng và tháng lỗ ít nhất như hiện tại cũng khoảng 1.500 tỷ đồng. Tổng cộng, đến hết tháng 10, ngành chăn nuôi đã lỗ khoảng 16.000 tỷ đồng.

Theo ông, ngành chăn nuôi bị thua lỗ nặng như vậy là do những nguyên nhân gì?

- Theo chúng tôi, những nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi thua lỗ là: Sức mua trong nước giảm do lương, thu nhập của người dân giảm; các nước xung quanh Việt Nam cũng dư thừa thịt lợn, họ bán sang nước ta làm cho thừa thực phẩm càng thừa thêm. Chưa kể do hạn hán ở Mỹ, Ukraina, Brazil… sản xuất ngô bị thiệt hại khiến giá ngô, đỗ tương đắt lên trung bình khoảng 30%, kéo theo giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng thêm 60 - 70%. Một nguyên nhân quan trọng khác là do tình hình nhập lậu thực phẩm không kiểm soát được và dịch bệnh hoành hành…

Thực tế cho thấy, liên tục trong thời gian gần đây, người dân đã bỏ chuồng rất nhiều, đến nỗi Cục Chăn nuôi đưa ra dự báo, sẽ phải nhập thêm 100.000 tấn thịt nữa. Theo quy luật, đáng lẽ trong cân đối cung- cầu như vậy, giá thực phẩm phải tăng lên, ngược lại vẫn giảm là vì sao, thưa ông?

- Giá thịt gà, thịt lợn bắt đầu giảm từ tháng 3 năm nay, lúc đầu người ta cứ nghĩ là do tác động của chất cấm khiến người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn. Tuy nhiên, từ ngày 16.4, mới xác định được là do sản phẩm dư thừa. Thực tế cho thấy, với mức lãi rất cao của gà, lợn từ năm 2011 đã hấp dẫn người chăn nuôi khiến tâm lý “chạy theo thị trường” đầu tư mạnh vào chăn nuôi. Theo chu kỳ, gà là 11 tháng và lợn là 15 tháng sẽ vào guồng sản xuất liên tục, nên tính đến tháng 8, lượng gà, lợn đã sản xuất ra với khối lượng lớn khiến thị trường dư thừa.

“Thực tế sản xuất của nước ta hoàn toàn đáp ứng nhu cầu thị trường, nhưng do thiếu quy hoạch tổng thể và đầu tư thích đáng nên dẫn tới phải nhập khẩu”.

Vào thời điểm đó, chúng tôi đã đưa ra các kiến nghị, làm thịt lợn trên 1 tạ đưa vào ướp đông để phục vụ vào dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, những đề xuất đó đã không có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp triển khai. Đến tháng 8, Chính phủ có quyết định chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho vay vốn với lãi suất 11% và dãn nợ trong 2 năm, nhưng thực tế người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn này.

Vậy theo ông, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, vừa đảm bảo được an ninh thực phẩm vừa tăng thu nhập cho người nông dân, chúng ta cần có những chính sách gì?

- Chăn nuôi bền vững là phải đảm bảo được các yếu tố như tăng trưởng, bảo vệ được môi trường và đảm bảo công bằng xã hội. Theo tôi, ngành chăn nuôi cần phải có quy hoạch cụ thể, tránh hiện tượng phát triển tự phát như hiện nay.

Ngoài ra, cần kiểm soát triệt để vấn đề buôn lậu; đầu tư hệ thống giết mổ không chỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mà còn có chức năng điều tiết cung - cầu của thị trường (khi thừa thịt đưa vào kho, thiếu đem ra tiêu thụ) để giá cả không biến động.

Xin cảm ơn ông!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 35901

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 611995

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59620318