19:37 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi lươn an toàn thực phẩm gắn với liên kết tiêu thụ

Thứ sáu - 15/03/2019 04:13
Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp đã thực hiện mô hình “Nuôi lươn an toàn thực phẩm gắn với liên kết tiêu thụ” tại xã An Long, huyện Tam Nông, quy mô 60 bể, diện tích 1.200m2.

Mục đích của mô hình nhằm đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi và sản phẩm đưa đến người tiêu dùng phải an toàn.

Tham gia mô hình, hộ nuôi được hỗ trợ 30% chi phí đầu tư thức ăn, chế phẩm sinh học và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho lươn thương phẩm, đồng thời tìm đầu ra để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, giúp người nuôi an tâm sản suất. Tổng kinh phí hỗ trợ mô hình là 147,9 triệu đồng.

Sau khi đã chọn được các hộ có đủ điều kiện tham gia mô hình, Trung tâm Khuyến nông phối hợp Trạm Khuyến nông và UBND xã tổ chức lớp tập huấn cho 21 nông dân trong và ngoài mô hình tham dự về kỹ thuật nuôi lươn an toàn thực phẩm và cách phòng trị một số bệnh thường gặp trên lươn.

Về con giống: Các hộ nuôi tự đối ứng. Con giống được thu gom từ tự nhiên và được thuần dưỡng trước khi đưa vào nuôi để giúp lươn giống thích nghi với điều kiện nuôi nhốt, giảm hao hụt ở giai đoạn ban đầu (giai đoạn thuần dưỡng từ 1 - 2 tháng).

Về thức ăn: Hộ tham gia mô hình sử dụng thức ăn công nghiệp được mua tại cơ sở có uy tín, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, chất lượng phù hợp với nhu cầu phát triển của lươn và kết hợp với thức ăn tươi sống (ốc, cá tạp) để kích thích khả năng bắt mồi và giúp lươn ăn nhiều, mau lớn, giảm chi phí. Thức ăn tươi sống phải được nấu hoặc hấp chín để diệt các loại ký sinh trùng ảnh hưởng đến lươn nuôi.

Về quản lý bể nuôi: Các vật liệu làm giá thể cho lươn trú ẩn như đất, lục bình và thân cây bắp phải được xử lý kỹ, ngâm xả nhiều lần trước khi bố trí vào bể. Thường xuyên thay nước 1-2 lần/ngày tùy theo chất lượng môi trường nuôi; phải quan sát và kiểm tra nguồn nước trước khi thay để đảm bảo môi trường nuôi luôn ổn định, phòng một số mầm bệnh có trong nguồn nước.

Về quản lý dịch bệnh: Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe lươn nuôi, áp dụng các các biện pháp phòng là chính, chỉ sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất được phép sử dụng và khi thật sự cần thiết (không được sử dụng các thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng).

Khi sử dụng thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch theo khuyến cáo của từng loại thuốc nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả theo quy định của ngành chuyên môn. Định kỳ bổ sung men tiêu hóa và vitamin C để lươn hấp thu tốt thức ăn, tăng sức đề kháng cho lươn chống lại một số bệnh thông thường.

Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn, sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình nuôi nên lươn ít bị bệnh, giảm sử dụng kháng sinh, nâng cao chất lượng lươn thương phẩm nên được thương lái ưa chuộng, sản phẩm được thu mua theo hợp đồng đã ký kết nên giá bán ổn định.

Mô hình thành công là một bước tiến để nông dân liên kết lại hình thành hợp tác xã nuôi lươn theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Mô hình có khả năng nhân rộng cao do tận dụng được diện tích, công lao động và đặc biệt là biết được hiệu quả kinh tế khi có ký kết hợp đồng tiêu thụ.

Tuy nhiên việc thực hiện mô hình còn những khó khăn như nguồn lươn giống nhân tạo ít, chủ yếu là giống được thu mua và đánh bắt từ tự nhiên với số lượng không nhiều, không đồng đều. Do đó thời điểm thả giống không đồng loạt, phụ thuộc vào mùa vụ đánh bắt lươn giống.

Ngoài ra do lươn giống đánh bắt ngoài tự nhiên nên phải thuần dưỡng lại cho quen với điều kiện nuôi nhốt dẫn đến tình trạng hao hụt trong giai đoạn thuần dưỡng. Người nuôi cần tìm hiểu nguồn gốc cá mồi (cá tươi sống) trước khi mua, tránh cá mồi từ các ao nuôi cá tra, dễ nhiễm kháng sinh sẽ ảnh hưởng tới chất lượng lươn khi thu hoạch.

Qua tổng kết đánh giá, mô hình đạt được kết quả khá tốt: Tỷ lệ sống của lươn nuôi là 95%; trọng lượng bình quân lươn khi thu hoạch đạt 0,3 kg/con; sản lượng thu hoạch 20.520 kg; với giá bán 175.000 đồng/kg lươn thương phẩm, tổng thu của mô hình là 3,591 tỷ đồng, lợi nhuận toàn mô hình 1,420 tỷ đồng.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 152


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 943299

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59951622