08:02 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tạm trữ lúa gạo liệu có “cứu được giá” cho nông dân?

Thứ tư - 13/03/2013 10:49
1 năm qua, giá lúa chênh lệch khoảng 23-28% giữa mức cao nhất và thấp nhất. Đến ngày 7/3 sản lượng lúa thu hoạch ở ĐBSCL ước đạt 4,6 triệu tấn.
Tạm trữ lúa gạo liệu có “cứu được giá” cho nông dân?

Tạm trữ lúa gạo liệu có “cứu được giá” cho nông dân?

Ngày 07/02/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về việc mua tạm trữ 1.000.000 tấn quy gạo theo tỷ lệ quy đổi “thóc:gạo” là “2:1” trong vụ Đông Xuân năm 2012 - 2013 ở đồng bằng sông Cửu Long. 

Thời gian mua tạm trữ từ ngày 20/02/2013 – 31/03/2013. Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian được hỗ trợ lãi suất tối đa 3 tháng, từ ngày 20/02/2013 đến ngày 20/05/2013. 

Được biết hiện mức lãi suất cho vay tạm trữ lúa gạo mà các ngân hàng tham gia chương trình này dao động ở mức 10 – 12%/năm. Hiện mức lãi suất cho vay thấp nhất là Oceanbank – với mức lãi suất 10%/năm; các ngân hàng OCB, SHB, LienvietpostBank cho vay với mức lãi suất 11%/năm. 

Cho vay tạm trữ - lợi về ai?

Theo thông báo của các ngân hàng tham gia hỗ trợ thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân 2012 -2013, đối tượng vay là các doanh nghiệp được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu mua thóc, gạo tạm trữ. 

Với thời gian vay 3 tháng, chi phí vay đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp tham gia thu mua lúa gạo, chi phí tài chính trong giai đoạn này có thể xem bằng 0. Nhiều người cho rằng chính sách sẽ mang lợi cho các doanh nghiệp tham gia thu mua lúa gạo tạm trữ. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ phải chịu các chi phí phát sinh từ quá trình thu mua, lưu trữ. Nhưng, rủi ro về giá lúa lên xuống sau ngày 20/5 là khó lường. Bởi như mùa vụ Đông Xuân năm 2011 -2012 giá lúa đã sụt giảm sau khoảng 10/5/2012  và nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ khi tham gia mua tạm trữ lúa gạo.

Bình luận về rủi ro vay thu mua lúa doanh nghiệp phải đối mặt khi giá lúa đi xuống, ông Phạm Linh – Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối Khách hàng Doanh nghiệp OCB cho biết: Các doanh nghiệp năm nay rất cẩn trọng. Hiện OCB cung cấp hạn mức cho ngành này khoảng 1.500 tỷ đồng, tuy nhiên doanh nghiệp có thể họ sẽ cẩn trọng, không sử dụng hết hạn mức và chỉ dùng đến khoảng 1.200 -1.300 tỷ đồng.  

Trong khi đó, chính sách có mang lại lợi ích cho nông dân trồng lúa không? Ông Linh chia sẻ: với chính sách của Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay  trong thời gian thu mua, tạm trữ  lúa gạo sẽ giải quyết một lượng lớn lúa gạo đã thu hoạch, đảm bảo giá lương thực ổn định.
Tạm trữ lúa gạo liệu có “cứu được giá” cho nông dân? (1)

Nguồn: Số liệu bình quân tính trên số gốc của VFA.

Nhìn vào biểu đồ biến động giá lúa 1 năm, giá lúa thường cao nhất khoảng 6.050 đồng/kg, thấp nhất là 4.700 đồng/kg; giá lúa dài cao nhất khoảng 6.225 đồng/kg, thấp nhất khoảng 5.050 đồng/kg, chênh lệch khoảng 23-28,7% giữa giá cao nhất và thấp nhất. 

Tuy nhiên, giá lúa được giữ khá ổn định khi vào mùa vụ, và cả trong khoảng thời gian có chính sách hỗ trợ thu mua của Chính phủ. 

Điều này đồng nghĩa tác động chính sách đến giá là có. Nhưng với lượng lúa thu mua dự trữ khoảng hơn 1 triệu tấn/vụ, tác động chính sách là rất thấp. Thực tế phản ánh cho thấy, chỉ tiêu lúa gạo tạm trữ phân bổ cho từng tỉnh thành ở ĐBSCL thường hết sớm trước khi nông dân thu hoạch xong.

Đến ngày 07/3/2013, các tỉnh thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch được 700 ngàn ha, năng suất đạt 6,6 tấn/ha, tương đương sản lượng lúa đã thu hoạch của vụ Đông Xuân 2012 – 2013 là 4,6 triệu tấn.

Giải pháp lâu dài? 

Thứ nhất, việc tiến tới cánh đồng mẫu lớn vẫn còn tranh cãi, nhưng rõ ràng, với những cánh đồng mẫu lớn nông dân có thể tiết kiệm được chi phí, tăng năng suất qua công nghiệp hóa nông nghiệp. 

Hai, sự tham gia mạnh mẽ hơn của các bên trung gian và thành phần cụm ngành. Lý thuyết và thực tiễn các cụm ngành nông nghiệp/công nghiệp phát triển đều có sự phối hợp chặt chẽ của 4 nhóm thành phần: Đầu vào, nguyên liệu, nhà sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến...); Đầu ra (bao gồm chế biến sản phẩm hoàn chỉnh, vận chuyển, phân phối, thương mại, marketing, truyền thông...); Các bên trung gian (ngân hàng, quỹ đầu tư, các viện nghiên cứu ...); Hiệp hội ngành nghề có vai trò quan trọng trog vận động chính sách, tìm kiếm thị trường.....

Rõ ràng, với tiềm năng phát triển, ngành nông nghiệp của Việt Nam đang thu hút sự quan tâm các quỹ đầu tư/nhà đầu tư và các ngân hàng. Ngày càng nhiều ngân hàng tham gia vào tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trong ngành này. 

Đại diện của Ngân hàng ANZ trao đổi bên lề buổi hội thảo “Kinh tế nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên của Châu Á” cho biết: ANZ mong muốn có thể phát triển nhiều hơn trong lĩnh vực nông nghiệp. ANZ chú trọng vào chuỗi cung ứng của ngành, chế biến xuất khẩu gạo, cao su, cà phê. 

Trong khi OCB ngân hàng được sự hỗ trợ vốn của IFC kỳ vọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp lúa gạo có thể lên đến 25% tổng dư nợ của khối khách hàng doanh nghiệp (hiện khối doanh nghiệp đang chiếm đến 80% tổng dư nợ của toàn ngân hàng này. 

Ba, sự tham gia hỗ trợ của Chính phủ. Sự can thiệp vào giá trần/giá sàn, hay giữ giá ổn định có tác động đến lợi ích cho nông dân hay người nuôi trồng. Tuy nhiên, đây không được xem là chính sách ưu việt. 

Bởi thực tế nông dân phải vay mượn để đầu tư giống, phân bón, ... trong cả quá trình trồng trọt chăn nuôi. Khi vào mùa vụ, áp lực thanh toán khoản vay lớn, việc giữ giá ổn định có thể giúp hạn chế thiệt hại cho nông dân. 

Nhưng hướng hỗ trợ tích cực hơn trong dài hạn nên chăng là cả quá trình, từ công tác nghiên cứu, giống, phân bón....để giảm thiểu rủi ro về áp lực vốn cho nông dân; đầu tư hạ tầng, đào tạo, nghiên cứu...

Q. Nguyễn

Theo TTVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 172

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 171


Hôm nayHôm nay : 19355

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1239184

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58831239