07:30 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thị trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ sản xuất và XK tía tô sang Nhật: Nông dân Việt chuyên nghiệp hơn

Thứ sáu - 16/08/2019 10:20
Sau hơn 2 năm xuất khẩu tía tô sang Nhật Bản, Công ty Nông nghiệp công nghệ cao (CNC) Hồ Gươm ở xã Lâm Thao (Lương Tài - Bắc Ninh) đã thu được thành công lớn, cả về giá trị xuất khẩu và thị trường đầu ra rộng mở.

Song, “cái được” lớn nhất là nông dân Việt đã chuyên nghiệp, hiện đại hơn và đi theo đó, thu nhập cũng cao hơn nhiều.

tr4.JPG

Tiếp cận nông nghiệp công nghệ cao

Chị Vũ Thị Hiên (thôn Ngọc Khảm, xã Lâm Thao) cho biết, cũng khu ruộng này, trước đây quanh năm chỉ cấy 2 vụ lúa, không trồng khoai sắn, rau màu được, vì ruộng trũng. Đặc biệt, không sử dụng phân bón hữu cơ, canh tác hoàn toàn bằng phân vô cơ. Phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhiều nên khó có loại côn trùng, hay cào cào, châu chấu có thể sống nổi. Về thu nhập, chỉ đạt khoảng 10 triệu đồng/2 vụ lúa/năm, chưa trừ chi phí sản xuất.

Theo chị Hiên, khi chuyển sang canh tác tía tô xuất khẩu vào thị trường Nhật, bà con được tham gia các lớp học ngay tại đồng ruộng, từ khâu gieo hạt, đến chăm sóc, bảo quản, sử dụng thuốc BVTV và thu hoạch, thời gian khoảng 6 tháng. Thầy giáo là người Trung Quốc, có thời gian công tác tại Nhật Bản trên 20 năm.

Tía tô trồng trong nhà màng, phải đào mương xung quanh, không cho nước ngập vào ruộng; cây khoảng 6 tháng tuổi thì thu hoạch, và hái liên tục, theo  3 kích cỡ: nhỏ, vừa, to; 6- 7 tháng tuổi thay cây, trồng lứa mới. Phía trên vòm mái, có hệ thống tưới bằng béc và bóng điện thắp sáng, hoặc để sưởi ấm vào mùa đông. Giữa mỗi khoang mái nhà vòm, có  2 đường ống dẫn nước tưới tự động, cứ 2m có một béc phun mưa đều khắp ruộng.

Đồng ruộng chủ yếu sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, có máy phun bằng tay, không phải đeo sau lưng, không nguy hiểm, độc hại. Đặc biệt, chỉ sử dụng thuốc sâu sinh học và nồng độ pha rất loãng, chủ yếu  diệt trứng sâu khoang, nếu phát hiện có sâu thì phải bắt thủ công.     

tr4a.jpg

“Công việc khá nhàn hạ, dự kiến, sắp tới, Công ty còn có sản phẩm tía tô ép dầu, đồng thời trồng thêm hoa lan và nấm, công nghệ sản xuất còn tự động hoá nhiều hơn nữa. Để đảm bảo công việc từ A đến  Z, luôn có 130 cán bộ, công nhân phục vụ, trong đó, 50 công nhân làm việc trực tiếp trên đồng ruộng, với diện tích 6ha. Bình quân, lương “cứng” 4 triệu đồng/tháng, ngoài ra còn có 1 triệu đồng trách nhiệm, 300.000 đồng hỗ trợ ăn trưa/người/tháng”, chị Hiên chia sẻ.

Dây chuyền sản xuất đã ổn định

Ông Nguyễn Xuân Bằng, Giám đốc Công ty Nông nghiệp CNC Hồ Gươm, cho biết, sau 2 năm xuất khẩu tía tô liên tục sang Nhật Bản, đầu ra luôn ổn định. Đặc biệt, nông dân đã quen dần với tư duy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại.

Theo đó, 6 giờ sáng hằng ngày, 50 công nhân ra ruộng hái lá tía tô; 8 giờ phải đưa vào kho lạnh; bình quân mỗi người hái được 1,5-1,6kg lá, người nhiều nhất 2kg. Giá bán mùa hè 500-600 đồng/lá; mùa đông bán cao hơn một chút, do mùa đông ở Nhật Bản khó trồng được tía tô.

Tía tô sau khi hái, để trong kho lạnh 5 giờ đồng hồ, sau đó, đem ra ngoài phân loại, đóng gói. Cách phân loại đóng gói, theo 3 kích cỡ: nhỏ (S), trung bình (M), to (L), tương đương với chiều ngang của lá là 5 - 8 - 9 cm. Sau khi phân loại, tía tô được đóng vào thùng, cỡ nhỏ khoảng 10.000 lá/thùng; cỡ vừa 8.000 lá/thùng; cỡ to 7.500 - 8.000 lá/thùng.

So với năm trước, lượng hàng năm nay đã tăng lên, do có thêm khách hàng mới. Năm 2018, Công ty xuất 1,2 triệu lá/tuần, nay tăng lên 1,5 - 1,6 triệu lá/tuần, sắp tới là 2 triệu lá/tuần. Trước đây, 1 tuần/lần đưa hàng ra sân bay, nay tăng lên 2 lần/tuần.

Công việc khá nhàn hạ, do chỉ hái lá tía tô trong nhà màng, nên thích hợp với nông dân lớn tuổi, vì vậy, Công ty sử dụng được khá nhiều lao động dư thừa cho địa phương, nhất là lao động nữ. Song, lực lượng lao động này buổi đầu có nhiều hạn chế như kỷ luật làm việc lỏng lẻo. Ví dụ, nhà có cỗ bàn, cưới xin, lễ hội, thích nghỉ việc là nghỉ, làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty.

tr4b.jpg
Công nhân đóng gói lá tía tô chuẩn bị xuất khẩu.

 

Theo ông Bằng, không phải công việc khi nào cũng thuận lợi, đầu mùa hạ năm nay, khi cơn mưa đầu mùa trút xuống, rêu mọc kín trên mái nhà màng (cách mặt đất 6m), nên lá tía tô cứ xoăn dần, cây không phát triển được. Lúc đầu bị một ruộng, sau lan dần ra 3- 4 ruộng, mất 2 tuần không có hàng để xuất.  Sau đó mới phát hiện ra, do rêu phủ kín nhà màng, nên thiếu ánh sáng, cây không phát triển được. Vì vậy, tranh thủ lúc trời mưa, công nhân phải bơm nước vào các máng, đặt giữa 2 nhà vòm, để cọ rửa.

Được biết, mái nhà màng bằng nylon, có 2 loại, loại 3-5 năm, loại 7 năm, mới phải thay 1 lần, tuỳ theo chất lượng. Sau khi cọ rửa sạch, cây đã quang hợp được, công việc trở lại như cũ. Song, phải tỉa hết lá xoăn, 2 tuần sau mới thu hái được, công việc mới trở lại bình thường.      

“Cái được” của nông nghiệp CNC   

Đánh giá về những thành công, và nỗ lực của Công ty Nông nghiệp CNC Hồ Gươm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Tử Quỳnh, cho biết: Công ty đã thay đổi được nhận thức của người lao động, trước bà con chỉ quen làm ruộng thuần tuý, nhất là chưa được tiếp xúc với nông nghiệp sạch, nông nghiệp CNC. Buổi đầu phải học hỏi, làm quen do đang làm việc tự do, chưa thích nghi với công việc dây chuyền và không thích vào khuôn khổ.  Vì vậy, thời gian này, Công ty Hồ Gươm cũng khá vất vả.  

Sau 2 năm tiếp xúc với công nghệ mới, cách sản xuất mới, nhất là canh tác sạch, sản phẩm có giá trị cao; làm nông nghiệp nhưng không vất vả, không phải dầm mưa, dãi nắng, nông dân Lương Tài dần thích nghi. Đặc biệt, thu nhập của người lao động cao hơn nhiều lần so với trồng lúa”.

Hy vọng, thời gian tới, Công ty sẽ mở thêm nhiều đơn hàng, canh tác thêm nhiều cây, con mới đảm bảo chất lượng, giữ uy tín để người dân Bắc Ninh hợp tác lâu dài với bạn bè quốc tế, nhất là Nhật Bản. Trước mắt, không những Công ty Hồ Gươm, mà nông dân Lương Tài cũng phải nỗ lực hơn nữa, để đưa hàng nông sản Việt đi khắp thế giới. Nông dân có thu nhập ổn định, được làm việc ngay tại quê nhà, “ly nông không ly hương”, hai bên cùng có lợi.

Theo Dương An Như/kinhtenongthon.vn
 



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 257


Hôm nayHôm nay : 38769

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 801971

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59810294