14:25 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

252 ha lúa hè thu ở Can Lộc bị nhiễm bệnh khô vằn

Chủ nhật - 12/08/2018 17:31
Theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), hiện toàn huyện có hơn 252 ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng bị nhiễm bệnh khô vằn.

252 ha lúa hè thu ở Can Lộc bị nhiễm bệnh khô vằnCác bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.

Do từ đầu vụ đến nay, thời tiết nắng nóng kết hợp mưa lũ sớm nên hiện tại, 252 ha lúa trên địa bàn bị nhiễm nấm khô vằn, chủ yếu diện tích thời kì chuẩn bị làm đòng.

Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên. Tỉ lệ phổ biến 3 – 5%, cao 7 - 10%, cục bộ có ruộng trên 20%; tập trung ở các xã Trung Lộc, Xuân Lộc... Nếu không phòng trừ kịp sẽ làm lúa khô cây, lép hạt, ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

252 ha lúa hè thu ở Can Lộc bị nhiễm bệnh khô vằnBệnh rầy lưng trắng cũng đang phát triển mạnh tại các xã Trung Lộc, Xuân Lộc...

Cùng với đó thì hiện nay, đã có gần 31,5 ha lúa trên những vùng đất cao ở các xã Trung Lộc, Xuân Lộc, Quang Lộc… đang bị nhiễm rầy nâu, rầy lưng trắng với mật độ trung bình 100 - 200 con/m2, cá biệt một số diện tích mật độ từ 3.000 - 4.000 con/m2.

Huyện Can Lộc đã có công văn chỉ đạo các địa phương khuyến cáo người dân tích cực thăm đồng, phân công cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, phát hiện khoanh vùng diện tích nhiễm dịch hại nhằm hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Đối với các diện tích bị nhiễm khô vằn từ 5% trở lên sẽ phun các loại thuốc đặc hiệu. Đồng thời, người dân nên bơm thuốc hạ thấp vòi phun và phun trước 8 giờ sáng hoặc sau 16 giờ chiều để tránh thời điểm lúa thụ phấn.

Với các diện tích chưa nhiễm bệnh, bà con cũng cần phun phòng sớm, tránh ảnh hưởng đến năng suất, sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả công tác phòng trừ, góp phần nâng cao năng suất lúa hè thu 2018 trên địa bàn.

Tác giả bài viết: Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 269

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 268


Hôm nayHôm nay : 36497

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1256326

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58848381