11:23 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

BỆNH PANAMA GÂY HẠI TRÊN CÂY CHUỐI

Thứ bảy - 10/11/2018 21:46
Bệnh panama trên cây chuối xuất hiện và gây hại trên một số vườn ở các tỉnh phía Nam và có nguy cơ phát triển ra diện rộng, bệnh lây lan nhanh và có khả năng gây hại nghiêm trọng trong thời gian tới, nếu không phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.
Bệnh panama trên chuối

Bệnh panama trên chuối

Thời gian qua, bệnh panama trên cây chuối xuất hiện và gây hại trên một số vườn ở các tỉnh phía Nam và có nguy cơ phát triển ra diện rộng, bệnh lây lan nhanh và có khả năng gây hại nghiêm trọng trong thời gian tới, nếu không phát hiện sớm và phòng trị kịp thời.

Chi cục Trồng trọt và BVTV thông tin và hướng dẫn đến các nhà vườn trồng chuối về triệu chứng, tác nhân và biện pháp phòng trừ như sau:

1. Triệu chứng

Lá bị vàng, xuất hiện đầu tiên ở các lá già bên dưới sau lan dần lên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá làm cho lá bị héo, gãy cuống và vẫn treo trên thân giả, đôi khi cuống lá bị gãy ở phần giữa phiến lá. Sau đó, các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.

Cây chuối nhiễm bệnh bị chết nhưng thân không ngã đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển chung quanh nhưng sau đó cũng bị héo. Khi cắt ngang thân giả sẽ thấy các bó mạch bị đổi màu nâu vàng, cắt ngang thân thật (củ chuối) các mạch có màu đỏ nâu và bốc mùi hôi.

2. Tác nhân gây hại

Bệnh do nấm Fusarium oxysporium cubense gây ra. Nấm bệnh xâm nhập chủ yếu qua chóp rễ hoặc qua vết thương ở rễ (tuyến trùng, tác nhân khác), lây lan chủ yếu cây con giống và đất có mang mầm bệnh. Nấm có khả năng lưu tồn trong đất và các bộ phận cây bệnh.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng, nhiệt độ 30oC, đất nhiều cát. Sự gây hại xảy ra ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng của cây, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của chuối.

3. Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng nguồn giống sạch bệnh. Tuyệt đối không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống.

-Trước khi trồng, cần bón vôi vào các hố trồng.

- Đối với cây con giống, cần cắt sạch rễ và đất ở gốc chuối con và nhúng gốc vào dung dịch thuốc trừ bệnh gốc đồng; hoạt chất Matalaxyl; Benomyl để hạn chế mầm bệnh.

- Khi phát hiện cây bệnh, đào bỏ cả bụi chuối bệnh tiêu hủy và rải vôi khử đất. Đối với những vườn nhiễm bệnh nặng nên tiêu hủy cả vườn, sau đó luân canh với cây trồng khác từ 2 – 3 năm./.
 

Nguồn: bannhanong.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 248


Hôm nayHôm nay : 60597

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1280426

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58872481