21:58 EDT Thứ tư, 17/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bão số 8 giật cấp 13, đổ bộ vào bắc Trung Bộ

Thứ sáu - 26/10/2012 21:22
Là cơn bão có tốc độ di chuyển nhanh nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây, bão số 8 đặc biệt không đi vào vuông góc với đất liền mà “quét” dọc bờ biển rồi mới đổ bộ nên hết sức nguy hiểm.

Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư: Hồi 13 giờ ngày 26.10, vị trí tâm bão Sơn Tinh (bão số 8) ở vào khoảng 14,8 độ vĩ Bắc; 114,3 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (từ 89 - 117km/giờ), giật cấp 12, cấp 13.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 27.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,5 độ vĩ Bắc; 109,1 độ kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam khoảng 110km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 - 133km/giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Ngư dân phường Thọ Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng) giúp nhau chuyển thuyền tránh bão lên bờ.

Đến 1 giờ ngày 28.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,6 độ vĩ Bắc; 106,6 độ kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Nghệ An - Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 - 117km/giờ), giật cấp 12, cấp 13. Bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được 20 – 25km, đi vào đất liền.

Chiều 26.10, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải. Tại cuộc họp, ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho rằng, đến nay vẫn còn hai phương án đổ bộ của bão tồn tại song song. Phương án 1, bão sẽ đổ bộ vào Quảng Bình và nam Hà Tĩnh, quanh khu vực đèo Ngang. Phương án 2 ít xảy ra hơn là bão dịch lên phía bắc, đổ bộ vào Nghệ An.

Theo đánh giá của Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát, bão số 8 là cơn bão có tốc độ di chuyển nhanh nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây và là cơn bão mạnh nhất từ đầu năm nay. Đặc biệt, bão không đi vào vuông góc với đất liền mà “quét” dọc bờ biển rồi mới đổ bộ nên hết sức nguy hiểm. Một điểm nguy hiểm khác của cơn bão này là chính là mưa. Theo ông Bùi Minh Tăng, từ chiều tối 27.10, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị sẽ có mưa sau đó lan rộng ra khu vực phía bắc. Lượng mưa ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị từ 27.10 đến hết ngày thứ 2 là rất lớn, trung bình 300-400mm, có nơi lên đến 500-600mm, khả năng gây ngập lụt cao.

* Theo Trung tâm PCLB miền Trung và Tây Nguyên, đến chiều 26.10, trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa có 30 phương tiện cùng 292 lao động chưa vào đất liền. Trong đó, tại khu vực quần đảo Trường Sa có 1 phương tiện cùng 28 lao động neo đậu. Tại khu vực tỉnh Khánh Hòa có 2 phương tiện cùng 20 lao động trú bão. Khu vực biển Đà Nẵng đang chờ 27 phương tiện cùng 244 lao động vào trú bão.

Chiều 26.10, ông Nguyễn Minh Tuấn - Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh này còn 37 tàu, thuyền đang hoạt động trên biển, trong đó 25 chiếc đang hoạt động xa bờ ở khu vực phía Nam quần đảo Trường Sa và 12 chiếc đang hoạt động gần bờ.

Tính đến chiều 26.10, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kêu gọi 239 tàu thuyền với 1.409 lao động vào bờ trú ẩn an toàn, cấm tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi. Hiện không còn tàu thuyền nào của tỉnh đang đánh bắt trên biển. Gần 100 hộ dân của xã Hải Dương (thị xã Hương Trà và xã Phúc Thuận (huyện Phú Vang) sống trong khu vực sạt lở bờ biển đã được lên phương án di dời trong trường hợp bão đổ bộ.

Đến chiều qua, tỉnh Quảng Ngãi đang có 227 tàu thuyền trong số 1.420 lao động của tỉnh vẫn đang hoạt động ở vùng biển phía bắc. Riêng 2 tàu cá của ngư dân Lý Sơn, với 14 ngư dân/tàu, hiện vẫn đang ở vùng biển Hoàng Sa, một trong những khu vực nằm trong tâm bão. UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo. Sở Ngoại vụ, Bộ đội Biên phòng tỉnh khẩn cấp làm văn bản gửi Bộ Ngoại giao để đề nghị phía Trung Quốc giúp đỡ đối với 2 tàu cá ở Lý Sơn. Riêng tỉnh Quảng Trị còn 71 tàu thuyền với 587 lao động đang hoạt động trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Quảng Bình, Cồn Cỏ nhưng thường xuyên liên lạc về đất liền.

* Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An cho biết, chiều 26.10, tất cả các thành viên của của Ban chỉ huy đều đã xuống địa bàn, trực tiếp chỉ huy công tác chống bão. Hiện, Nghệ An còn hơn 1.200 tàu thuyền hoạt động trên biển, Ban đã liên lạc và đề nghị các tàu, thuyền tìm nơi trú ẩn an toàn. Theo ông Hiếu, lo ngại nhất của tỉnh Nghệ An là tình trạng các hồ đập. Hiện, mực nước ở các hồ đã đầy đến 80%, nếu có lũ về, các hồ sẽ phải chủ động xả nước để đảm bảo an toàn. "Sáng 27.10, chúng tôi sẽ ra lệnh cấm biển, không cho tàu thuyền ra khơi và ưu tiên kêu gọi tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn".

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 174

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 169


Hôm nayHôm nay : 48643

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 685402

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59693725