07:26 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần Thơ: Cung ứng tôm càng xanh chất lượng

Thứ hai - 01/07/2013 03:19
Để đáp ứng nhu cầu nuôi tôm càng xanh (TCX) của người dân trong tỉnh và hướng đến cung ứng cho cả khu vực ĐBSCL, TP Cần Thơ đang hoàn thiện quy trình sản xuất tôm giống trên cơ sở liên kết giữa đơn vị nghiên cứu khoa học với trại giống tư nhân.

Hiệu quả từ giống tôm càng xanh

Ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Cần Thơ cho biết, nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Cần Thơ gặp không ít khó khăn do dịch bệnh, một số địa phương chuyển sang nuôi TCX. Hiện, diện tích nuôi TCX của Cần Thơ 200 - 300 ha, chủ yếu ở các quận, huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh... Nuôi TCX trên ruộng lúa là mô hình xen canh, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Hữu Huynh (ở Hòa An B, phường Thới Hòa, quận Ô Môn) kể: "Gia đình tôi gắn bó với TCX hơn 10 năm nay. Với 2 ha chuyên nuôi luân canh trên nền đất lúa, mỗi vụ cho thu hoạch bình quân 1,6 tấn, lợi nhuận 90 - 100 triệu đồng/năm". Theo ông Huynh, lợi nhuận nuôi TCX gấp đôi trồng lúa nhưng mô hình luân canh này bền vững, bởi canh tác lúa sẽ giảm lượng phân bón sử dụng, tăng năng suất; đồng thời, giảm được lượng mùn bã hữu cơ và góp phần ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi.

Ông Lưu Văn Giúp (ấp Thới Thuận B, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai) cho biết: Tôm nuôi trên ruộng lúa lớn nhanh, vì tôm thích mặt đáy là đất ruộng cứng hơn so nuôi trong ao đất bùn mềm. Tôm nuôi mùa ngập lũ nước sạch, trao đổi nước tốt, ít bệnh. Việc thu tỉa theo từng đợt tới đúng, thời gian nuôi 6 tháng là dứt điểm, trả ruộng đúng thời vụ gieo sạ lúa. Cứ như vậy, mùa nuôi tôm không mấy nhọc nhằn, chỉ lo canh nước, cho lãi gấp đôi so độc canh lúa.

Khó khăn lớn

TCX cho hiệu quả cao song trở ngại lớn nhất đối với người nuôi là không có tôm giống. Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, mỗi năm các trại giống ở Cần Thơ sản xuất cung ứng khoảng 30 triệu con tôm giống, trong khi nhu cầu cao gấp 5 lần. Nguyên do, sản xuất TCX giống còn nhiều rủi ro, tỷ lệ sống không cao. Mặt khác, nếu tôm sú thời gian ương giống chỉ 10 - 15 ngày một đợt, thì để ra được một đợt giống TCX mất 1 tháng 10 ngày.

Bên cạnh đó, nguồn tôm giống chất lượng để mở rộng diện tích nuôi vẫn chưa đảm bảo. Một số trại giống phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan để cung ứng cho người nuôi. Tuy nhiên, chất lượng chưa được kiểm soát. Ông Trần Thanh Hải cho biết: "Những năm trước, Cần Thơ có khoảng 40 trại giống TCX lúc cao điểm, diện tích nuôi trên ruộng lúa đến 500 ha. Tuy nhiên, quy trình sản xuất giống còn thủ công nên chất lượng tôm giống chưa ổn định. Chính sách ưu đãi người nuôi chưa tương xứng. Thị trường có sự cạnh tranh lớn từ nguồn tôm giống giá rẻ, không rõ nguồn gốc, khiến lượng giống TCX cung ra thị trường giảm đáng kể. Hiện, cả thành phố chỉ có 5 trại sản xuất giống TCX".

Đầu tư phát triển

Theo ông Trần Thanh Hải, để phát triển cung ứng TCX cho trong và ngoài tỉnh, cần hoàn thiện quy trình sản xuất tôm giống trên cơ sở liên kết giữa đơn vị nghiên cứu khoa học với trại giống tư nhân.

Hiện, Sở NN&PTNT TP Cần Thơ đang đề nghị Trường Đại học Cần Thơ cùng Sở KH&CN thực hiện công trình nghiên cứu khoa học hoàn thiện quy trình sản xuất giống TCX. Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ cho biết: Năm 2012, Trung tâm đã thử nghiệm quy trình ươm giống TCX cung cấp cho một số hộ nuôi tại Thành phố. Với thành công bước đầu về kỹ thuật và chất lượng nguồn giống, Trung tâm đang tiếp tục đầu tư nâng cấp trại giống hiện có để chuyển đổi sang quy trình nuôi tuần hoàn.

Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ cho biết: Để sản xuất được nguồn giống TCX đảm bảo chất lượng, tỷ lệ sống cao thì quy mô đầu tư và công nghệ sản xuất giống phải hiện đại và bài bản. Vấn đề hiện nay đòi hỏi phải phát triển thị trường đi đôi với kêu gọi đầu tư tương xứng cho sản xuất cả tôm nuôi lẫn tôm giống. Ngoài đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ, Thành phố cũng đang xây dựng Trung tâm Giống cấp 1 thủy sản tại huyện Vĩnh Thạnh, để nghiên cứu tạo ra nguồn tôm giống bố mẹ tốt chuyển giao cho các trại giống tư nhân ương tạo giống và cung ứng cho nông dân.

Việc đầu tư nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất giống TCX đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ chú trọng thực hiện. Đây cũng là cơ sở để TP Cần Thơ sớm hoàn thành mục tiêu trở thành địa chỉ cung ứng giống nông nghiệp và thủy sản cho vùng ĐBSCL.

>> Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ đang đầu tư nâng cấp các trại giống hiện có, phấn đấu đưa vào hoạt động trong năm 2013, có khả năng cung cấp khoảng 2 triệu con TCX Post/năm.

Thủy Sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 338

Máy chủ tìm kiếm : 154

Khách viếng thăm : 184


Hôm nayHôm nay : 37128

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 751089

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59759412