09:02 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dấm gỗ sinh học Biffaen phòng trừ tuyến trùng hại hồ tiêu

Thứ tư - 25/07/2018 20:39
Dấm gỗ hay còn gọi là Pyrolygneous axit là một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên rẻ tiền, không có bất kỳ tác động bất lợi nào đối với môi trường sống.
15-33-41_dm_go_sinh_hoc_cu_cty_biff
Dấm gỗ sinh học của Biffa

Đây là sản phẩm ngưng tụ khói từ quá trình nhiệt phân gỗ hoặc đốt than bao gồm các hợp chất hòa tan trong nước với hơn 200 loại. Các thành phần chính là axit hữu cơ, phenol, ancol, rượu và các hợp chất este với axit axetic.

Thực tế trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng dấm gỗ trong bảo vệ môi trường. Dấm gỗ được sử dụng loại bỏ mùi, khử mùi hôi. Trong chăn nuôi sử dụng dấm gỗ để khử mùi hôi chuồng trại, làm phụ gia cho thức ăn chăn nuôi, cải thiện hệ tiêu hóa vật nuôi.

Trong bảo vệ thực vật thì dấm gỗ có các đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, loại trừ dịch hại, kích thích tăng trưởng thực vật, cải tạo đất, kiểm soát cỏ dại, xua đuổi côn trùng gây hại, sử dụng làm phân bón cho đất, làm tăng hoạt động của vi khuẩn có lợi trong đất.

Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu hay ứng dụng nào về khả năng phòng trừ tuyến trùng của dấm gỗ. Vì thế Cty CP Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định (Biffa) đã phối hợp với Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu khảo nghiệm và bước đầu đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng trên cây trồng của dấm gỗ sinh học.

Nhóm nhà khoa học Nguyễn Thị Thiên Trang, Nguyễn Xuân Hòa (Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên) đã tiến hành khảo nghiệm diện rộng, không lặp lại gồm 3 công thức, kích thước mỗi ô cơ sở là 30 cây (trụ) hồ tiêu ở giai đoạn kinh doanh ổn định 12 năm tuổi. Giữa các công thức và phần tiếp giáp của khu vực khảo nghiệm với bên ngoài phải có dải phân cách là 1 hàng cây. Các công thức khảo nghiệm là chế phẩm sinh học Biffaen nồng độ 1%, 2%, 3% và công thức đối chứng (nước lã).

Dấm gỗ sinh học Biffaen là sản phẩm được chiết xuất từ khói của quá trình nhiệt phân thực vật (cây bạch đàn) bằng công nghệ của Hiệp hội Nghiên cứu Dấm gỗ Nhật Bản. Thành phần gồm các hoạt chất sinh học Pyrollgneous, chất hữu cơ chính: Axit axetic 5%, các hợp chất hữu cơ thiên nhiên 1%…, có mùi khói đặc trưng. Sản xuất theo giấy chứng nhận số: 06/LH-CPSHMT.

Phương pháp xử lý thuốc bắt đầu phun khi vườn hồ tiêu biểu hiện triệu chứng bệnh vàng lá chết chậm do tuyến trùng với tỷ lệ bệnh khoảng 30% và đang có xu hướng gia tăng. Thuốc được xử lý 4 lần khi đất đủ ẩm, mỗi lần cách nhau 15 ngày, lượng dung dịch tưới là 4 lít/cây, tưới đều dung dịch thuốc vòng quanh gốc cây.

Kết quả cho thấy, đối với chỉ số bệnh vàng lá thối rễ, phần lớn bệnh vàng lá thối rễ ở các công thức xử lý thuốc có xu hướng giảm dần theo theo thời gian, ngược lại công thức đối chứng cho chỉ số bệnh cao nhất và tăng dần tại các thời điểm theo dõi sau xử lý.

Tại thời điểm sau xử lý 90 ngày, công thức đối chứng đạt chỉ số bệnh cao nhất (21,67%), các công thức xử lý thuốc có nồng độ càng cao đạt chỉ số bệnh càng thấp. Trong đó, công thức dấm gỗ 3% đạt chỉ số bệnh thấp nhất (9,17%), kế đến là công thức dấm gỗ 2% (10%) và dấm gỗ 1% (11,67%).

Đối với mật số tuyến trùng trong đất trước xử lý có từ 92 - 216 con/100g đất. Mật số tuyến trùng ở các công thức xử lý tăng giảm tại các thời điểm theo dõi khác nhau. Tại thời điểm sau xử lý 90 ngày, duy nhất có công thức xử lý dấm gỗ 3% có mật số tuyến trùng giảm, giảm 72 con/100g đất so với thời điểm trước xử lý, các công thức còn lại đều tăng, trong đó công thức đối chứng có mật số tuyến trùng tăng cao nhất (112 con/100g đất).

Về tỷ lệ u sưng và thối rễ trên cây hồ tiêu. Trước xử lý, tỷ lệ u sưng và thối rễ khá cao từ 33 - 47,5% ở các công thức thí nghiệm. Qua các đợt điều tra, tỷ lệ u sưng và thối rễ ở tất cả các công thức xử lý dấm gỗ đều giảm dần theo thời gian, xử lý với nồng độ thuốc càng cao thì càng làm giảm tỷ lệ u sưng và thối rễ.

Điều này đồng nghĩa với việc thuốc được xử lý đã phát huy vai trò làm tăng rễ mới và giảm tỷ lệ u sưng và thối rễ cây hồ tiêu. Trong đó, công thức dấm gỗ 3% có tỷ lệ u sưng và thối thấp nhất (22,%) và cao nhất là công thức đối chứng (67,00%).

Qua nghiên cứu cũng cho thấy khi dùng dấm gỗ sinh học thì năng suất quả tươi trung bình từ 9,9 - 10,6 kg/cây, tương ứng với 14,4 - 16,96 tấn quả tươi/ha. Trong đó, công thức đối chứng có năng suất trung bình thấp nhất chỉ đạt 14,4 tấn/ha. Khi xử lý dấm gỗ ở nồng độ 2 - 3% có thể làm tăng năng suất vườn tiêu tới 15% so với đối chứng.
 

Tác giả bài viết: MAI PHƯƠNG

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 86


Hôm nayHôm nay : 25311

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 924704

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59933027