04:36 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dịch bệnh lùn sọc đen 'gõ cửa'

Thứ sáu - 04/05/2018 03:33
Mặc dù vụ xuân 2018, bệnh lùn sọc đen phương Nam gần như không gây hại trên lúa nhưng nguy cơ bùng phát trong vụ mùa, hè thu là rất lớn.
Toàn bộ khu SX hạt lai F1 của Cty TNHH Cường Tân rộng khoảng 300ha vụ mùa 2017 bị mất trắng vì nhiễm lùn sọc đen

Toàn bộ khu SX hạt lai F1 của Cty TNHH Cường Tân rộng khoảng 300ha vụ mùa 2017 bị mất trắng vì nhiễm lùn sọc đen

Trước tình hình trên, Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) và các địa phương đã cùng thảo luận với các chuyên gia BVTV đầu ngành của Trung Quốc để bàn cách khống chế dịch bệnh nguy hiểm này.

Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV chia sẻ: Năm 2017, bệnh lùn sọc đen bùng phát trở lại gây thiệt hại nặng nề đối với năng suất, sản lượng lúa mùa, hè thu tại 18 tỉnh, thành trên cả nước. Mặc dù vụ xuân 2018, cả nước mới chỉ ghi nhận 24ha nhiễm bệnh lùn sọc đen nhưng không có nghĩa là dịch bệnh nguy hiểm này đã bị xóa sổ.

Bài học nhãn tiền từ Nghệ An là minh chứng rõ ràng cho nhận định trên. Ông Trịnh Thạch Lam, Trưởng phòng BVTV (Chi cục Trồng trọt – BVTV Nghệ An) chia sẻ: “Vụ xuân 2017, ngành BVTV không khi nhận lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen, nhưng đến vụ mùa, vụ hè thu bệnh phát sinh trên diện rộng (5.300ha nhiễm, trong đó mất trắng 2.000ha), gây thiệt hại nặng nề. Bệnh gần như “lan theo chiều gió”, xuất hiện sớm nhất từ huyện ven biển Yên Thành (đây cũng là huyện gieo cấy sớm nhất), sau đó lan vào các huyện sâu trong nội địa (gieo cấy muộn hơn) và miền tây xứ Nghệ.

Cũng theo ông Lam, đây là năm có mật độ rầy cao bất thường từ đầu vụ (sau khi cấy, mật độ rầy từ 300 – 500 con/m2). Rầy xuất hiện nhiều từ khoảng 10/6 – 15/6. Khi lực lượng chuyên trách phát hiện lúa nhiễm rầy, huyện Quế Phong đã hỗ trợ 100% thuốc BVTV để dập dịch nhưng vô phương cứu chữa.

Giáo sư Trương Quốc Châu – Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Trung Quốc (NATEST), chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về dịch bệnh lùn sọc đen cho biết: Bệnh lùn sọc đen không gây hại ở vụ xuân, bởi vì rầy lưng trắng nhiễm virus gây bệnh có sức đề kháng với nhiệt độ thấp (lạnh) rất yếu. Tỷ lệ sống sót qua mùa đông của chúng rất thấp. Đến vụ mùa, hè thu, tiết trời nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi để rầy lưng trắng phát triển số lượng, do đó virus gây bệnh dễ phát tán trên diện rộng.

Về quy luật phát sinh, phát triển bệnh lùn sọc đen: Lúa lai nhiễm nặng hơn lúa thuần; lúa cấy nhiễm nặng hơn lúa sạ; cây lúa có lá màu xanh đậm nhiễm nặng hơn lá cây lúa màu xanh nhạt. Thời điểm virus xâm nhập vào cây lúa càng sớm, thiệt hại về năng suất càng lớn. Nếu năm trước đã phát sinh dịch bệnh thì năm tới sẽ bị nhiễm nặng hơn tại đúng vị trí đó.

Cũng theo GS Châu, về nguyên tắc di truyền, rầy mẹ không truyền virus cho hế hệ sau. Tuy nhiên, rầy không mang virus lại rất thích chích hút cây lúa đã nhiễm virus. Bởi vậy, đối với lúa mùa, hè thu, cần phải phun thuốc phòng trừ rầy ngay từ khi ngâm ủ giống, khi gieo mạ cần che chắn ni-lông hoặc lưới ngăn côn trùng để rầy lưng trắng không chích hút vào mạ.

Theo khuyến cáo của Cục BVTV, để dịch bệnh lùn sọc đen không bùng phát trên diện rộng, cần áp dụng nhiều biện pháp phòng, trừ tổng hợp. Đặc biệt, phải đảm bảo thời gian cách ly giữa các vụ lúa tại một địa phương ít nhất 20 ngày (tương đương với thời gian 1 lứa rầy).

Sau khi thu hoạch lúa phải cày vùi gốc rạ ngay; dọn sạch cỏ ở bờ ruộng, mương nước, đầm hoang bởi đó là môi trường lưu trú của rầy. Đồng thời, bà con phải tiêu hủy lúa chét còn sót để hạn chế nguồn bệnh chuyển sang vụ sau.

Hạn chế sử dụng giống nhiễm rầy lưng trắng nặng, không cấy, sạ quá dày, không gieo mạ ven đường giao thông, nơi có ngồn ánh sáng mạnh thu hút rầy lưng trắng. Đồng thời, cần bón phân NPK cân đối, không bón quá thừa phân đạm.

Ông Nguyễn Quý Dương cho biết, Cục BVTV đã xây dựng và hoàn thiện cuốn sổ tay hướng dẫn chi tiết cách phòng, chống rầy lưng trắng và bệnh lùn sọc đen, in và phát cho các địa phương để chủ động phòng, trừ.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành BVTV trong thời gian tới, đó là phát triển mạng lưới giám sát, cảnh báo dịch bệnh, đặc biệt là hệ thống bẫy đèn sử dụng năng lượng pin mặt trời để thu thập dữ liệu về côn trùng, sâu bệnh hại di cư…

"Bộ NN-PTNT sẽ trang bị cho các địa phương một số thiết bị giám định virus lùn sọc đen phương nam bằng test KIT nhanh. Các Trung tâm BVTV vùng; Viện BVTV; Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cũng sẽ tăng cường chuyên gia để điều tra, nghiên cứu, lấy mẫu phân tích, giám định, cảnh báo sớm về dịch bệnh nguy hại này", ông Nguyễn Quý Dương.

Nguồn: http://nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 183

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 182


Hôm nayHôm nay : 25037

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 957846

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59966169