20:51 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khó

Thứ bảy - 21/09/2019 05:19
Hà Tĩnh đang tích cực tập trung cho công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2019. Tuy nhiên, việc tiêm phòng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn nếu có không có giải pháp hữu hiệu bởi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang “bủa vây”.

Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khó

Dịch tả lợn châu Phi đang “bủa vây” khiến công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn

Theo kế hoạch của tỉnh, từ ngày 1/9/2019 đến ngày 30/10/2019, các địa phương bắt đầu triển khai việc tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2019. Theo đó, đối tượng tiêm phòng là đàn trâu, bò và lợn nái, đực giống.

Tổng đàn bắt buộc phải tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng phải đạt 85%. Đối với bệnh tụ huyết trùng trâu bò; dịch tả, tụ huyết trùng lợn tiêm phòng phải đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn, nhất là khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao.

Ngoài ra, các chủ hộ chăn nuôi cần phải tập trung tiêm phòng cho lợn thịt, nhất là đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung và các xã có tổng đàn lớn, mật độ chăn nuôi cao để phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khó

Chi cục Chăn nuôi - Thú y tiếp nhận vắc-xin LMLM từ chính sách hỗ trợ của tỉnh phục vụ
cho công tác tiêm phòng định kỳ đợt 2/2019.

Tuy nhiên, việc tiêm phòng hiện đối mặt với nhiều khó khăn bởi DTLCP đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Ông Đoàn Minh Lương – Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 18/23 xã, thị trấn bị “dính” DTLCP nên cán bộ thú y rất khó tiếp cận hộ chăn nuôi gia súc để tiêm phòng định kỳ. Nếu không thận trọng, chính những cán bộ thú y sẽ mang mầm bệnh từ nơi này sang nơi khác, làm dịch bệnh bùng phát trên diện rộng.

Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khó

Khi đang có dịch tả lợn châu Phi, cán bộ thú y khó tiếp cận các hộ chăn nuôi để tiêm phòng

“Huyện cũng đã tính phương án rà soát những hộ nào nuôi cả trâu, bò và lợn nhưng chưa bị DTLCP thì tiêm phòng tập trung triển khai trước và sau đó mới tiêm cho trâu, bò của các hộ đã có lợn bị "dính” bệnh.

Đối với lợn thì tập trung tiêm phòng tại các địa phương chưa xẩy ra DTLCP, còn địa phương đang có dịch thì phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho các hộ cách tiêm phòng để họ tự tiến hành tiêm nhưng phải thực hiện đầy đủ biện pháp an toàn sinh học” - ông Lương đưa ra giải pháp.

Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khó

Các trang trại nên tự tổ chức tiêm phòng để hạn chế dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Trước đây, huyện Cẩm Xuyên cũng tổ chức tiêm phòng gia súc, gia cầm theo hình thức “cuốn chiếu”, huy động lực lượng cán bộ thú y tập trung tiêm cho một xã hoàn thành rồi mới đến xã khác. Thế nhưng, năm nay sẽ không thực hiện được theo hình thức trên do huyện đang có DTLCP.

Anh Phan Vĩnh Toàn – Cán bộ Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Cẩm Xuyên cho biết: Theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh, đơn vị sẽ nghiêm túc triển khai công tác tiêm phòng định kỳ cho gia súc để tránh tình trạng lây lan DTLCP trên địa bàn. Tuy nhiên, việc tiêm phòng sẽ gặp nhiều khó khăn, khó đạt được kế hoạch đề ra do lực lượng cán bộ thú y ở các địa phương quá “mỏng”.

Trong khi đó, tiêm phòng bệnh cho gia súc phải có sự giám sát chặt chẽ cán bộ thú y thì các chủ hộ chăn nuôi, trang trại, gia trại mới được cấp giấy chứng nhận tiêm phòng gia súc theo quy định.

Dịch tả lợn châu Phi ‘bủa vây”, tiêm phòng gia súc ở Hà Tĩnh gặp khóCần tổ chức tập huấn, hướng dẫn cụ thể cho các hộ chăn nuôi cách tiêm phòng để họ tự tiến hành, hạn chế người vào ra chuồng trại chăn nuôi.

Trước tình hình DTLCP gây khó khăn cho công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm định kỳ đợt 2 năm 2019, Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh đã tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ chuyên môn cấp huyện để triển khai thực hiện theo hướng dẫn.

Theo ông Nguyễn Khắc Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y, tiêm phòng định kỳ là bắt buộc để hạn chế các dịch bệnh truyền nhiễm gia súc theo quy định. Tuy nhiên, việc tiêm phòng phải hạn chế tối đa vào chuồng nuôi; xử lý các dụng cụ tiêm phòng và đảm bảo vệ sinh tiêu độc khử trùng khi vào ra khu vực chăn nuôi.

Hiện, một số địa phương đang rà soát lại tổng đàn và đăng ký số lượng vắc-xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trong đợt này. Chi cục Chăn nuôi - Thú y Hà Tĩnh cũng đã bố trí cán bộ chuyên môn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc bảo quản, quản lý, sử dụng, quy trình tiêm vắc-xin... tại các địa phương để tỉ lệ tiêm phòng định kỳ đợt 2/2019 đạt kết quả cao trong điều kiện khó khăn hiện nay.

Theo  Hữu Trung/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 215


Hôm nayHôm nay : 45402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 727585

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59735908