19:15 ICT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giống về, nông dân hối hả xuống đồng

Thứ ba - 21/11/2017 19:22
Thời điểm này, các địa phương cơ bản đã tiếp nhận đủ khoai tây giống hỗ trợ của tỉnh. Khoai tây giống về đến đâu bà con trồng đến đó, tranh thủ thời tiết thuận lợi để hoàn thành kế hoạch sản xuất trong khung thời vụ tốt nhất.
 

Xã Bình Minh (Kiến Xương) tiếp nhận khoai tây giống hỗ trợ của tỉnh.

37/37 xã, thị trấn của huyện Kiến Xương đăng ký 395 tấn khoai tây giống để gieo trồng 353ha tăng thêm. Ngay từ ngày 3/11, ngày đầu tiên tỉnh cấp khoai tây giống, 4 xã của huyện đã được tiếp nhận 50 tấn. Quên đi những thiệt hại, mất mát ở vụ mùa, bà con hối hả gieo trồng cây màu vụ đông, kỳ vọng vào một vụ màu thuận lợi. Trên cánh đồng xã Vũ Lễ, khoai tây giống đã “yên vị” trên những luống vuông vắn, thẳng tắp được phủ rạ. 

Ông Phùng Đình Chiểu, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã cho biết: Ngay từ ngày đầu cấp phát khoai tây giống, Vũ Lễ đã được tiếp nhận trên 15 tấn. Xe chở khoai tây giống về khi trời đã tối muộn nhưng bà con đến nhận đầy đủ, cán bộ ngành Nông nghiệp cũng sát sao cùng địa phương kiểm tra chất lượng củ giống, hướng dẫn bà con kỹ thuật gieo trồng. 

Mặc dù đã ngoài 80 tuổi nhưng cụ Nguyễn Thị Cúc ở thôn Tri Lễ vẫn trồng 1,5 sào cây màu vụ đông. Cụ Cúc chia sẻ: Nhìn “bờ xôi ruộng mật” bỏ không mấy tháng ròng tiếc lắm. UBND tỉnh cho toàn bộ giống, đỡ đi tiền đầu tư nên bà con mừng lắm. Khoai tây giống của tỉnh hỗ trợ củ đều, mầm nảy đẹp, tôi nhận khoai về là làm đất trồng luôn. Hy vọng một vụ đông thắng lợi để bù đắp lại vụ mùa thiệt hại.

Chúng tôi về xã Trọng Quan (Đông Hưng) khi trời đã đứng bóng, tuy vậy, tại kho lạnh của HTX vẫn tấp nập người ra vào nhận khoai tây giống hỗ trợ. Bà Nguyễn Thị Ngọ ở thôn Vinh Quang cho biết: Để kịp thời vụ, tôi đã làm đất, lên luống và chở phân ra ruộng, chuẩn bị sẵn sàng giống về là trồng luôn tranh thủ những ngày nắng đẹp.

 Ông Lại Ngọc Điến, Phó Giám đốc HTX SXKD DVNN xã cho biết: Gần 40ha ngô và rau màu vụ đông trồng trước bão số 10 đã thiệt hại hoàn toàn do ngập úng. Với phương châm lấy vụ đông bù vụ mùa, HTX đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con tích cực sản xuất vụ đông, trong đó mở rộng diện tích khoai tây là cây trồng truyền thống của địa phương. Ngoài diện tích theo kế hoạch, Trọng Quan mở rộng thêm trên 30ha khoai tây, đến nay nhận trên 30 tấn giống hỗ trợ của tỉnh, tiến hành cấp phát cho bà con theo danh sách đã đăng ký, phấn đấu kết thúc gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất.

Đến hết ngày 8/11, huyện Đông Hưng đã tiếp nhận xong 375,2 tấn khoai tây giống hỗ trợ của tỉnh theo đề nghị của các địa phương. Để thực hiện tốt việc trồng khoai tây hỗ trợ, UBND huyện đã có công văn gửi các địa phương, trong đó phân công và giao trách nhiệm cụ thể cho lãnh đạo và cán bộ xã, HTX, trưởng các đoàn thể cùng lãnh đạo thôn trực tiếp cấp giống và giám sát việc tổ chức trồng, chăm sóc khoai tây của từng hộ dân được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị cung ứng giống cấp giống cho xã. Các đồng chí chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm trước huyện nếu để xảy ra sai phạm trong thực hiện chính sách hỗ trợ khoai tây giống của tỉnh.

Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có 214 xã, thị trấn của 7 huyện, thành phố (trừ Hưng Hà) đăng ký tiếp nhận khoai tây giống hỗ trợ, trong đó Quỳnh Phụ đăng ký nhiều nhất (448,6 tấn). Tổ chức mời thầu công khai, ngành Nông nghiệp đã lựa chọn được 7 doanh nghiệp cung ứng khoai tây giống, tiến hành cấp phát từ ngày 3/11. Đến hết ngày 8/11 đã cấp phát được 1.933,1 tấn khoai tây giống, trong đó thành phố Thái Bình, Đông Hưng, Vũ Thư, Tiền Hải, Thái Thụy đã nhận đủ 100% theo đăng ký. Cùng với nông dân, toàn bộ cán bộ kỹ thuật được tăng cường xuống tận các xã, thôn cùng với địa phương tiếp nhận, kiểm tra chất lượng khoai tây giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vụ đông, trọng tâm là khoai tây.

Thời vụ tốt nhất đối với cây khoai tây sắp kết thúc. Vì vậy, trong điều kiện thời tiết thuận lợi như hiện nay, các địa phương cần huy động tối đa lực lượng, phương tiện làm đất, xuống củ để bảo đảm cho cây khoai tây phát triển tốt, tạo tiền đề cho một vụ đông thắng lợi.

Lưu Ngần

Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai tây vụ đông năm 2017
 
- Thời vụ trồng: Vụ đông có thể trồng khoai tây từ ngày 20/10 - 15/11, tốt nhất là trồng vào đầu tháng 11. Nên khẩn trương trồng ngay trong điều kiện thời tiết thuận lợi như hiện nay.- Chuẩn bị củ giống: 40 - 45kg/sào. Các hộ trồng khoai tây đã có kinh nghiệm bổ củ thì nên bổ củ để đủ lượng giống, trồng bảo đảm mật độ để cho năng suất cao.
- Lưu ý: sau khi nhận củ giống nếu đã có mầm nhú bằng hạt đậu có thể trồng ngay. Nếu chưa có mầm cần để nơi thoáng mát (tránh ánh sáng trực tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng củ giống). Sau 3 - 5 ngày, khi mầm nhú bằng hạt đậu là có thể trồng được. Nếu củ giống đã có mầm đỉnh dài (đây là mầm già sinh lý) nên vặt bỏ để kích thích mầm bên sẽ mọc khỏe hơn.
- Làm đất: Sau nhiều ngày mưa, trên một số diện tích đất có thể bị ướt. Tuy nhiên, chỉ cần khi đi trên mặt ruộng đất không lấm chân là có thể cày và lên luống trồng được. Tốt nhất cày trước 1 - 2 ngày cho đất hả hơi và khô ráo hơn.
- Phân bón: Bà con cần tận dụng hết nguồn PC, phân hữu cơ hoặc có thể thay thề bằng các loại phân vi sinh. Nên sử dụng NPK chuyên dùng cho khoai tây.
Chú ý: Nếu đất ướt không bón lót phân đạm, sau khi cây đã mọc lên khỏi mặt đất dùng lượng đạm này hòa loãng để tưới cho cây, sau đó tiếp tục bón thúc 2 lần như bình thường. Tuyệt đối không bón vôi, vì vôi sẽ gây bệnh ghẻ củ.
- Cách trồng: Với ruộng có thể trồng ngay được, sau khi lên luống tiến hành kẻ rạch bón phân lót, phủ một lớp đất mỏng rồi đặt củ, tuyệt đối không để củ tiếp xúc trực tiếp với phân. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên củ. Với ruộng còn ướt hay chân ruộng hai lúa đất nặng, cày và lên luống cao 20 - 25cm, băm tơi chỗ đất đặt củ, bỏ một nắm cát hoặc đất tơi rồi đặt củ giống, sau đó dùng đất tơi hoặc cát sông để phủ củ.
Lưu ý: Trên những chân ruộng trũng, sau các trận mưa hay bị úng cục bộ, cần lên luống cao và đặt mầm cao nổi trên mặt luống. Các lần vun sẽ theo đất sau, tránh đọng nước dễ gây thối củ giống.
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Thái Bình
Nguồn: baothaibinh.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 154


Hôm nayHôm nay : 37275

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1210962

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58803017