16:11 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng dẫn khắc phục hậu quả mưa bão đối với sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu, Mùa 2018 các tỉnh phía Bắc

Thứ tư - 01/08/2018 00:10
Ngày 16-22/7/2016, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và bão số 3 đã gây ngập úng diện rộng, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất trồng trọt vụ Hè thu, Mùa 2018 đặc biệt đối với sản xuất lúa và rau màu các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra.

 

Để khắc phục hậu quả và hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra, đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ Hè thu và vụ Mùa 2018; Cục Trồng trọt đề nghị các Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc khẩn trương tập trung chỉ đạo, hướng dẫn nông dân khắc phục hậu quả mưa bão như sau:

1. Đối với lúa

Tranh thủ kỳ con nước huy động mọi nguồn lực để tiêu úng, khơi thông các dòng chảy, nếu cần sử dụng các máy bơm để thoát nước nhanh; phân loại diện tích lúa bị ngập úng, để có biện pháp khắc phục kịp thời; có điều kiện tiêu triệt để nước đệm trên hệ thống “rút cạn lòng sông” đề phòng mưa lớn còn tiếp diễn đến cuối tháng 7 và trong tháng 8.

1.1. Với diện tích lúa gieo cấy sớm, không bị ngập trắng

- Thực hiện các biện pháp chăm sóc kịp thời như bón thúc đợt 2, bón hết lượng phân thúc còn lại, chủ yếu là kali clorua, phun thêm các chất hỗ trợ sinh trưởng, phân qua lá cho lúa;

- Bám sát đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại như bệnh lùn sọc đen, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân,... để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

1.2. Với diện tích lúa bị ngập 2-3 ngày, thoát nước kịp, có khả năng hồi phục, diện tích này chủ yếu trên chân mới gieo cấy chưa qua 10 ngày:

- Điều chỉnh mực nước tiêu thoát đảm bảo cây lúa không bị rạp trên mặt nước; té nước rửa lá để không bị rong rêu, bùn đất bám trên bề mặt lá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa quang hợp.

-Tỉa dặm những chỗ lúa chết, mất khoảng bằng cách tỉa san từ các khóm lúa đẻ nhiều dảnh trên ruộng hoặc mạ cùng giống còn giâm trên ruộng chân cao không bị ngập úng

- Khi lá lúa khô và cứng dần, nhô cao mặt nước trên 10 cm, bắn lá mới cần phun các chế phẩm sinh học như  KH, ET, siêu lân, Pennac P... giúp cây phục hồi nhanh, liều lượng như trong bao bì hướng dẫn.

- Rút nước cạn chỉ để láng mặt ruộng và nhổ lúa quan sát thấy đã ra rễ non khẩn trương bón thúc ngay lượng phân thúc lần 1.

Ưu tiên sử dụng phân NPK chuyên dùng có hàm lượng đạm và kali cân đối. Không sử dụng đạm đơn và không bón phân lai rai nhằm hạn chế sâu bệnh hại và đổ ngã cuối vụ.

 

Tỉa dặm những chỗ lúa chết, mất khoảng

 

1.3. Đối với những vùng chưa cấy và diện tích lúa vùng trũng ngập nước kéo dài trên 4 ngày không có khả năng phục hồi, lúa bị thối lá, đen rễ:

- Khẩn trương bừa san lại ruộng, rút cạn nước và tranh thủ cấy ngay khi còn trong khung thời vụ (trong tháng 7) với mạ đã gieo được 3-4 lá, có thể tỉa từ các chân ruộng gieo sạ, gieo vãi quá dầy để cấy hết diện tích;

- Sử dụng giống ngắn ngày như P6 đột biến, nếp IRi 352, PC6, HN6, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Việt lai 20, TH3-3… ngâm ủ gieo mạ nền cứng hoặc gieo thẳng ngay nếu rút nước kịp thời; kết thúc gieo cấy trước 5/8.

Chú ý chăm sóc, bảo vệ mạ gieo bổ sung, bón thúc, tưới thúc NPK khi mạ được trên 2 lá, phun PennacP để tăng cường khả năng ra rễ cho mạ.

- Trường hợp không còn thời vụ gieo cấy, sau khi nước rút tiến hành vệ sinh đồng ruộng và chủ động chuyển đổi sang trồng các loại rau màu phù hợp.

2. Đối với các loại cây màu (ớt, dưa, bí...)

- Khẩn trương thu hoạch sản phẩm ở những ruộng gần đến thời gian thu hoạch hoặc tận thu ở ruộng bị hại nặng.

- Tháo nước nhanh, kịp thời, khơi thông dòng chảy, không để nước ngập lâu trong ruộng gây thối cây, thối rễ.

- Với ruộng ngập thời gian ngắn và cây rau còn nhỏ có khả năng phục hồi cần phun các loại thuốc phòng trừ nấm hại như: Anvil, Ridomil, Oxyclorua đồng… để phòng trừ nấm lở cổ rễ ; kết hợp chế phẩm KH, Pennac P, siêu lân.., chăm sóc bổ sung, bón thêm phân khi thời tiết thuận lợi giúp cây nhanh phục hồi.

- Đối với những diện tích bị ảnh hưởng nặng, không có khả năng cho thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, chủ động chuẩn bị đất để gieo trồng lại những loại rau ngắn ngày, rau ưa nước để cung cấp rau nhanh cho thị trường lúc giáp vụ, tăng thu nhập cho nông dân.

Theo khuyennongvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 178


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 770665

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59778988