01:55 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mùa cam ngọt

Chủ nhật - 10/11/2019 22:20
Đến Cao Phong vào mùa cam chín/Ngọt lịm đường, em hái mời anh/ Những đồi cam bát ngát mênh mông/Tấm thảm vàng xanh trải dài tít tắp.

Những câu thơ này đã miêu tả đầy đủ sự ngọt ngào của vùng đất Cao Phong (Hoà Bình).

10-39-50_dsc_1125
Vườn cam Cao Phong sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Cam trên đồi, cam dưới chân núi, cam trong vườn, đâu đâu ở Cao Phong, người ta cũng bắt gặp màu xanh bạt ngàn của những đồi cam.

Cao Phong là một huyện nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Hòa Bình, được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa, được bao quanh bởi những dãy núi đá vôi và có tầng đất canh tác dày, thoáng khí, hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất phù hợp với cây có múi, nhất cam, quýt.

Các loại cam, quýt trồng ở đây có ưu điểm nổi trội là mọng nước, có hương thơm và vị ngọt đậm đà, khác hẳn với các vùng trồng cam khác. Chính vì vậy cam, quýt đã được đưa vào trồng và phát triển ở Cao Phong, trở thành cây trồng chủ lực của địa phương.

Hiện nay, tại “thủ phủ” cam Cao Phong, diện tích cây ăn quả có múi trên 3.000ha (trong đó cây cam gần 1.700ha, quýt trên 800ha, bưởi gần 500ha), diện tích cây thời kỳ kinh doanh trên 1.500ha, sản lượng niên vụ 2019 - 2020 dự kiến trên 40.000 tấn. Toàn huyện có trên 970ha cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Thời gian thu hoạch các giống cam được kéo dài bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Với giá thương phẩm bình quân khoảng 18.000 - 25.000 đồng/kg, giá trị bình quân ước đạt khoảng 400 - 600 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như vậy thì các nhà vườn phải tuân thủ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, an toàn.

Gia đình ông Nguyễn Đức Mạnh ở khu 3, thị trấn Cao Phong được biết đến là hộ có thâm niên gắn bó và làm giàu từ cây cam. Với diện tích gần 9ha, vụ cam năm nay gia đình ước tính thu được trên 4 tỷ đồng.

Kinh nghiệm nhiều năm gắn bó với cây cam, ông Mạnh khẳng định trồng cam không khó nhưng phải nắm vững và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật từ khi lựa chọn vị trí trồng, lựa chọn cây giống cho đến việc lựa chọn phân bón, phòng trừ dịch bệnh. Có như vậy cây cam mới cho năng suất cao và chất lượng quả thơm ngon.

Năm 2014, sản phẩm cam Cao Phong được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận chỉ dẫn địa lý. Từ đó đến nay giá trị kinh tế từ cây cam mang lại cho người nông dân Cao Phong ngày càng tăng lên.

Hiện nay diện tích trồng cam nói riêng và các loại cây ăn quả có múi nói chung đã được phát triển rộng khắp ở thị trấn và các xã của huyện. Với chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm cam, người dân đã lựa chọn nhiều giống cam tốt như cam lòng vàng CS1, cam Xã Đoài, cam V2, cam đường Canh, cam Marrs, quýt Ôn Châu...

Thực tế những năm qua cho thấy, nếu làm chủ khoa học kỹ thuật và đầu tư thích đáng, người dân có thể làm giàu từ trồng cam. Hiện nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả có múi, ngày càng xuất hiện nhiều hơn những triệu phú, tỷ phú từ trồng cam.

Thị trường tiêu thụ của cam, quýt Cao Phong là khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhưng phần lớn là tiêu thụ ở thị trường thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, năm 2018 hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines đã đưa đặc sản cam Cao Phong trở thành món tráng miệng phục vụ hành khách hạng thương gia trên gần 70 đường bay.

10-39-50_nh_2
Cam Cao Phong luôn được người tiêu dùng đón nhận.

Có thể nói đó là một trong những tín hiệu tốt đối với thương hiệu cam Cao Phong cũng như những người làm vườn trên địa bàn huyện Cao Phong nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.

Ông Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Để xây dựng thương hiệu cam Cao Phong phát triển ổn định và bền vững, trong thời gian tới huyện tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn, định hướng cho nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, phát triển bền vững vùng cam hàng hóa; tổ chức liên kết hợp tác từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cam.

"Để nâng tầm giá trị của cây ăn quả có múi, đặc biệt là cam quýt, huyện thành lập ban kiểm soát để giám sát hoạt động sản xuất sản phẩm cam từ khâu giống, chăm sóc đến quá trình thu mua, tiêu thụ, tránh gian lận ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm; thành lập hội người trồng cam...", ông Dũng chia sẻ.

Cao Phong đang vào mùa thu hoạch cam, tất bật rộn ràng trong niềm vui của người trồng cây đến ngày hái quả ngọt. Với định hướng đúng đắn và sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, tin tưởng việc đẩy mạnh phát triển cây cam nói riêng và các loại cây ăn quả có múi nói chung sẽ thực sự là hướng đi hiệu quả giúp nông dân Cao Phong tăng thu nhập, phát triển đời sống.
THANH HẰNG(Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình)
Nguồn: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 117

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 116


Hôm nayHôm nay : 20739

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 953548

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59961871