05:58 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mưa lớn, sâu bệnh gây hại cho sản xuất lúa ở Kiên Giang

Thứ sáu - 20/09/2019 06:28
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kiên Giang, nhiều trà lúa Hè Thu và Thu Đông của tỉnh bị thiệt hại do mưa lớn, gió mạnh, lốc xoáy và dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất lúa của nông dân.

Cụ thể, những ngày qua, gần 1.700 ha lúa Thu Đông bị đổ ngã do mưa to, gió lớn kèm lốc xoáy, thiệt hại từ 30 - 70%, tập trung phần lớn ở huyện Giồng Riềng. Tình hình thời tiết xấu khiến nông dân gặp nhiều khó khăn, bất lợi trong thu hoạch lúa Hè Thu, tăng thêm chi phí sản xuất nhưng bán giá thấp so bình thường do chất lượng lúa gạo bị ảnh hưởng.

Tiếp đến, tổng diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh trên lúa Hè Thu, Đông Xuân 2019 và lúa Đông Xuân sớm 2019 - 2020 gần 12.000 ha với các đối tượng gây hại như: rầy nâu, bệnh lem lép hạt, cháy bìa lá, đạo ôn cổ bông, muỗi hành…

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kiên Giang dự báo thời gian tới, diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết gây mưa to, gió mạnh, lốc xoáy sẽ làm đổ ngã, ngập úng lúa Thu Đông giai đoạn trổ chín, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa gạo; đồng thời, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh gây hại lúa.

Ths. Danh Thạo, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kiên Giang cho biết, cần lưu ý bệnh lép vàng do vi khuẩn gây hại trên lúa Thu Đông. Hiện tỉnh xuống giống hơn 78.000 ha lúa Thu Đông 2019, tương đương 94% kế hoạch; trong đó, hơn 15.500 ha giai đoạn sinh trưởng từ làm đòng đến trỗ. Do thời tiết mưa bão kéo dài trong thời gian qua là điều kiện thích hợp cho các tác nhân gây bệnh trên cây lúa ở giai đoạn trỗ bông.

Qua thực tế điều tra trên đồng ruộng và dự tính, dự báo sâu bệnh cho thấy những địa phương có diện tích lúa Thu Đông như Giồng Riềng, Tân Hiệp, Giang Thành, Hòn Đất, Gò Quao, Châu Thành… sau khi trổ, trên bông lúa có những hạt bị lép hoặc lửng có vỏ trấu màu vàng sậm xuất hiện theo chòm, hoặc theo lối đi phun thuốc trên đồng ruộng… Đây là biểu hiện bệnh lem lép vàng do vi khuẩn gây ra, cần thăm đồng theo dõi thường xuyên để phòng trị kịp thời khi phát hiện bệnh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang chỉ đạo các đơn vị chức năng có liên quan phối hợp với địa phương tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc “4 đúng” để bảo vệ lúa.

Nông dân thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh gây hại và cùng với cán bộ kỹ thuật nông nghiệp phụ trách địa bàn diệt trừ, ngăn chặn và dập tắt dịch bệnh.

Nông dân cần cập nhật, theo dõi dự báo thời tiết để chủ động ứng phó với tình hình mưa bão xảy ra ảnh hưởng đến sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do thiên tai./.

Theo Pv/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 202


Hôm nayHôm nay : 29867

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1000275

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60008598