05:30 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý bệnh đạo ôn hại lúa

Thứ ba - 16/04/2019 03:07
Bệnh hại trên lúa có khoảng 20 loài thường xuất hiện trên lúa ở khu vực các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, chúng còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động vào để trở thành dịch hay xuất hiện ở một mức độ trung bình hoặc thấp.

Nếu chỉ tính riêng cho bệnh hại trên lúa ở năm 1967 năng suất lúa đã mất đến 8,9% và đến năm 1987 năng suất bị mất do bệnh đã tăng lên đến 17,0% cho toàn khu vực trồng lúa trên thế giới (Cramer, 1987; Jame và ctv., 1991).

Bệnh Đạo ôn trên lúa: Tác nhân là do nấm (Pyricularia oryzae hay Magnaporthe grisea). Bệnh đạo ôn tấn công trên nhiều bộ phận của cây lúa như: trên hạt, trên gié thứ cấp, trên cổ bông, trên đốt, trên lá và cả trên cổ lá cờ. Bệnh nầy phân bố rất rộng và có mặt ở hầu hết các vùng trồng luá; về sự gây thiệt hại cho năng suất do bệnh nầy rất khó tính toán vì còn nhiều yếu tố khác kết hợp mà chưa thể đo đạt được hết. Tuy nhiên, khi dịch đạo ôn xảy ra thì sự thiệt hại cho năng suất thấy rõ nét và luôn có ý nghĩa.

Bệnh đạo ôn trên lá giống Jasmin

Triệu chứng

Đao ôn lá: Nấm bệnh đạo ôn thường xuất hiện trên phần gần chóp lá hoặc ở mép lá. Lúc ban đầu chỉ là những chấm nhỏ lần lần phát triển lớn hơn kéo dài ra và nhọn ở 2 đầu, xung quanh vết bệnh có viền màu nâu hoặc nâu đỏ, phần giữa có màu xám tro. Vết bệnh điển hình bình thường có chiều dài khoảng 1,0-1,5cm và chiều rộng từ 0,3-0,5cm. Về kích thước vết bệnh còn tùy thuộc rất nhiều vào giai đoạn lúa bị nhiễm, mức độ kháng nhiễm của giống và các yếu tố về môi trường. Những lá bị nhiễm nặng lá bị khô và chết.

Đạo ôn Trên cổ bông: khi bệnh tấn công nơi bị bệnh sẽ bị thối nếu bệnh xuất hiện sớm toàn bộ bông lúa sẽ bị lép, nếu bệnh xuất hiện trễ thì bông lúa thường bị gẫy. Ảnh hưởng lớn cho năng suất lúa. Bệnh đạo ôn trên lá và bệnh đạo ôn trên cổ bông 2 giai đoạn này độc lập nhau tuỳ thuộc vào giống:

Giống nhiễm nặng trên lá và nhiễm nặng trên cổ bông (Giống nhiễm)

Giống nhiễm nặng trên lá nhưng nhẹ trên cổ bông (Nhiễm trung bình)

Giống nhiễm nhẹ trên lá nhưng nặng trên cổ bông (Nhiễm trung bình)

Giống kháng trên lá và kháng trên cổ bông (Giống kháng)

Nếu biết được thì dễ dàng theo dõi để quyết định phun thuốc.  

Sự phát triển của bệnh

Mặc dù bệnh xảy ra ở tất cả các môi trường trồng lúa nhưng ở điều kiện lúa nương thì bệnh thường xuyên xuất hiện hơn và sau đó lây sang các điều kiện môi trường khác. Trong trường hợp môi trường luá nước nhưng lại bị thiếu nước bệnh cũng phát sinh và gây hại nặng nề. Trường hợp mặt đất ruộng không đồng đều, nơi trũng có chứa nước thì bệnh cũng rất nặng do bón phân Đạm và nước gom lại.

Ở điều kiện nhiệt độ ban đêm thấp bệnh dễ dàng phát triển. Cá yếu tố như ẩm độ không khí cao và ẩm độ đất trồng lúa thấp có liên quan rất chặt cho bệnh phát triển. Bào tử nấm bệnh được phát tán trong không khí qua sự lưu tồn và phát triển của vết bệnh từ lá, hạt, rơm và rạ. Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở “IRRI” một vết bệnh điển hình có thể sản xuất từ 2000-6000 bào tử trong một ngày và sản xuất liên tục ít nhất trong 14 ngày.

Bệnh đạo ôn trên cổ bông

Bón phân Đạm càng nhiều bệnh phát triển càng mạnh. Hiện nay, có nhiều giống/dòng lúa hiện đang trồng phổ biến trong sản xuất đều bị nhiễm bệnh đạo ôn từ trung bình đến nặng.

Gieo sạ đồng loạt, sạ thưa hay sạ hàng, bón phân cân đối ngay từ đầu vụ cung cấp thêm phân Silic qua lá thì bệnh sẽ ít phát triển hơn.

Đối với bệnh đạo ôn trên lá khi điều kiện thuận lợi bệnh xuất hiện thì tiến hành xử lý thuốc đặc trị. Tuy nhiên, đối với bệnh đạo ôn cổ bông thì nên phun ngừa lúc lúa trổ khoảng 5% và phun lại lần 2 lúc lúa trổ đều.

Ngoài biện pháp canh tác như vệ sinh đồng ruộng, quản lý nước tốt khi ruộng bị bệnh (phải đủ nước) và bón phân cân đối thì có thể dùng biện pháp giống kháng, biện pháp sinh học (sử dụng nấm đối kháng) và biện pháp hoá học để trừ bệnh đạo ôn, nhưng biện pháp hoá học thì cũng có thể bị kháng thuốc sau khi sử dụng thời gian lâu dài. Do vậy, khi sử dụng thuốc hóa học thì phải luân phiên thuốc có “Cách tác động” khác nhau.

Một số loại thuốc trừ bệnh đạo ôn:

+ Filyannong Super 525SE, thành phần: Propiconazole 125g/l + Tricyclazole 400g/l,

+ BIM SUPER 855WP, thành phần: Sulfur 655g/kg + + Tricyclazole 200g/l,

+ BIM-ANNONG 45SC; 80WP, thành phần: Tricyclazole,

+ KiTiNi SUPER 750WP, thành phần: Fenoxanil 200g/kg + Sulfur 350g/kg + Tricyclazole 200g/kg,

+ BOM annong 650WP, thành phần: Isoprothiolane 200g/l + Tricyclazole 250g/l,

+ KaChiuSa 700WP, thành phần: Isoprothiolane 400g/kg + Tricyclazole 200g/kg + Thiophanate Methyl 100g/kg.

Theo: KS. Trương Thị Thủy Trường/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191


Hôm nayHôm nay : 32660

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 746621

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59754944