20:09 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Thời tiết - Nông vụ - Dịch bệnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quản lý rầy nâu hiệu quả ở thời kỳ đòng trổ

Thứ tư - 14/08/2019 20:15
Thời kỳ đòng trổ bà con vô cùng e ngại về sự tấn công của rầy nâu vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành năng suất cuối vụ.

Từ khi còn rất nhỏ đến khi trưởng thành rầy nâu đều có thể cắn phá lúa khiến cây sinh trưởng kém.

Theo ghi nhận mới nhất về tình hình mùa vụ, toàn vùng ĐBSCL vẫn còn một phần tương đối lớn diện tích của vụ Hè Thu 2019 đang ở thời kỳ đòng trổ và hơn 160.000ha lúa Thu Đông cũng bước vào giai đoạn này.

Thời kỳ đòng trổ bà con vô cùng e ngại về sự tấn công của rầy nâu vì chúng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành năng suất cuối vụ. Loại dịch hại này rất dễ sinh sôi và bùng phát trên diện rộng khiến nhà nông trở tay không kịp. Khi rầy đã đạt đến ngưỡng phòng trừ bà con cần nhanh chóng sử dụng thuốc để hạ ngay mật số, tránh những tác hại khó lường.

Vốn là loại côn trùng chích hút, có sức gây hại mạnh khiến lúa suy kiệt do tắc nghẽn con đường vận chuyển dinh dưỡng và trao đổi chất bên trong nên rầy nâu luôn là mối quan ngại hàng đầu, nhất là khi lúa giai đoạn đòng trổ. Rầy nâu có thể xuất hiện và tấn công trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa, lúa còn nhỏ chúng sẽ sống tập trung dưới gốc thân và chích hút phần non làm cây còi cọc, nếu nặng sẽ khô héo và chết. Đến khi bước vào giai đoạn đòng trổ do phần dưới thân đã cứng nên rầy sẽ tập trung gây hại ở phần trên, những chỗ non mềm hơn, ở cuốn bông để hút nhựa khiến bông lúa về sau khô héo và lép lửng hoặc lép cả bông.

Theo PGS.TS Phạm Văn Huỳnh Biểu (nguyên giảng viên Khoa Nông nghiệp – ĐH Cần Thơ), cả giai đoạn ấu trùng, sau khi nở ra tầm 1 ngày là rầy nâu đã bắt đầu chích hút làm cho cây lúa héo sau đó khô dần và nặng hơn là cháy rầy, ngoài vấn đề ăn phá gây cháy rầy thì nó còn có khả năng mang mầm bệnh virus.

Giai đoạn đòng trổ cần được phòng ngừa rầy nâu một cách hiệu quả để bảo vệ năng suất.

Tùy điều kiện về môi trường, giống lúa mà rầy nâu có vòng đời vào khoảng 25 – 30 ngày, nếu gặp điều kiện thuận lợi thì chỉ sau 4 – 5 ngày là rầy nâu trưởng thành đã có khả năng đẻ hàng trăm quả trứng vào bẹ lá lúa. Sau 5 – 6 ngày thì trứng sẽ nở thành rầy non tuổi 1 (còn gọi là rầy cám) và trải qua các lần lột xác để trưởng thành, ban đầu rầy non sẽ có màu trắng sữa, về sau sẽ xám dần rồi chuyển thành nâu nhạt hoặc nâu đen. Từ khi còn rất nhỏ đến khi trưởng thành rầy nâu đều có thể cắn phá cây lúa khiến cây sinh trưởng kém, tại những nơi rầy chích còn tạo cơ hội thuận lợi để những đối tượng khác như nấm bệnh, vi khuẩn tấn công tạo thêm áp lực lớn cho lúa.

Đối với rầy nâu thời kỳ đòng trổ thì điều quan trọng nhất là bà con phải thăm đồng thường xuyên nhằm theo sõi sát sao sự xuất hiện của rầy và mật số rầy. Nếu phát hiện rầy đã đạt ngưỡng 3 con/tép cần phun thuốc ngay để hạ mật số. Lúc lúa bước vào thời kỳ đòng – trổ thì rễ lúa sẽ kém phát triển dần, các bộ phận cũng không còn khả năng phục hồi như trước vì đã qua giai đoạn sinh trưởng mạnh và bước vào thời kỳ sinh sản. Nhưng đây lại là lúc quyết định và tạo tiền đề cho năng suất nên bà con cần thận trọng trước những sản phẩm kém chất lượng, gây nóng lúa sau khi phun.

PGS.TS Phạm Văn Huỳnh Biểu lưu ý, khi rầy nâu tấn công ở giai đoạn này làm biểu hiện nóng lúa nông dân rất dễ dàng nhận thấy, lúa sẽ bị vàng chóp lá và lá lúa bị xuống màu, đối với lúa trổ thì biểu hiện là bông bị nám, những điều này đều gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến năng suất cũng như phẩm chất hạt lúa. Do đó, cần lưu ý đến khâu lựa chọn sản phẩm để vừa mang lại hiệu quả, vừa không ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của cây.

Vì vậy bà con nông dân có thể lựa chọn TT – Led 70WG của Công ty TNHH Thương mại Tân Thành để quản lý rầy nâu. TT Led 70WG là sự kết hợp độc đáo giữa hoạt chất chết nhanh Nitenpyram và hoạt chất lưu dẫn mạnh Pymetrozine, thuốc có khả năng quản lý hiệu quả cả rầy cám và rầy trưởng thành với hiệu lực kéo dài, giúp bà con an tâm hơn ở khâu quản lý rầy nâu trên lúa, thành phần phụ gia tiên tiến bên trong sản phẩm không hề gây nóng lúa khi sử dụng nên bà con có thể hoàn toàn an tâm ngay cả phun khi lúa trổ.

HOÀNG VŨ - THANH TUYỀN
Nguồn tin: https://nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 146


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 776914

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59785237