08:03 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ NN-PTNT và tất cả địa phương họp chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ năm - 14/03/2019 20:49
Chiều 14/3, Bộ NN&PTNT họp với các địa phương và cơ quan chức năng, tìm cách khống chế dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xảy ra tại 17 tỉnh, thành phố.

Dịch có nguy cơ lây lan ra 3 vùng trọng điểm

Cho đến nay trên phạm vi 17 tỉnh đã bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Mặc dù khẳng định chúng ta thực hiện khá đồng bộ và chủ động các nhóm giải pháp, nhưng điều đáng tiếc dịch bệnh đã xảy ra. Thời gian tới có 3 nguy cơ dịch sẽ lan truyền ra 3 khu vực.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Quy luật dịch tễ học của virus bao giờ cũng có phát sinh, phát triển rộng rãi rồi mới dần khống chế được

Thứ nhất là các tỉnh đồng bằng sông Hồng, vùng này không tổ chức phòng chống dịch tốt thì sẽ lan truyền sang các địa phương chưa bị. Nguy cơ là rất cao, nếu không giữ được, đồng bằng sông Hồng chính là khu vực đỏ.

Khu vực thứ hai là leo lên miền núi phía bắc, đây là vùng thứ 2 trọng điểm để lường trước.

Khu thứ ba nếu không giữ được thì vô cùng nguy hiểm, sông nước như thế, giao thương như thế, đây là địa bàn trọng điểm chiếm 10% tỷ trọng ngành lợn. Chúng ta phải ý thức rất rõ để phòng chống.

Nếu đúng như tình hình dự báo của 3 vùng trọng điểm thì "hết chuyện", đe doạ vô cùng lớn và một thời gian dài mới khôi phục được.

Phải tập trung đồng bộ các giải pháp theo chỉ thị 04 và các văn bản hướng dẫn của Bộ NN-PTNT. Cần bám sát thực tiễn để đưa ra giải pháp khống chế dịch phù hợp.

Bây giờ phải tập trung xử lý an toàn sinh học trong chăn nuôi, xử lý môi trường triệt để ngay từ hộ chăn nuôi hắt ra, cứ hộ chăn nuôi lợn là rắc vôi bột triệt để. Vừa không tốn tiền, vừa không hiệu quả. Nếu xử lý vôi bột mỗi năm 2-3 lần thì chuồng trại chăn nuôi rất an toàn.

Thứ hai là xử lý thức ăn, đối với các hộ nhỏ lẻ, bà con dành một chút công sức xử lý nhiệt để đảm bảo an toàn cho vật nuôi.

Thứ ba, xử lý cả an toàn dịch bệnh ngay từ ngày chăn nuôi, đi ăn cỗ chỗ nào cũng phải cảnh giác, ít đi chơi ở những vùng xa xôi, tập trung vào sản xuất.

Đối với nhóm trang trại lớn, yêu cầu quán triệt bằng điện thoại, bằng mọi kênh, đừng đi đến trực tiếp chuồng trại, tránh để dịch bệnh lây lan. Phải áp dụng hình thức thông tin gián tiếp một cách hiệu quả.

Về quy trình xử lý dịch, cần rà soát lại để bổ sung một cách hoàn thiện nhất, từ khâu lấy mẫu phù hợp thực tiễn; phân tích trả lời kết quả.

Vấn đề nữa là việc xử lý tiêu huỷ cũng phải tổng kết lại, hố tiêu huỷ được đào tại chỗ, nhưng phải đảm bảo mặt bằng, đảm bảo khoảng cách an toàn đến khu vực chăn nuôi, đảm bảo quy cách hố tiêu huỷ.

Lưu ý kiểm soát quá trình luân chuyển, từ nhân lực, mẫu phân tích, đặc biệt lưu ý các chốt chặn từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ vùng này sang vùng khác. Nhất là trục đường quốc lộ 1 phải khóa thật chặt.

Về công tác tuyên truyền, cần phải bám tinh thần chung của Chỉ thị 04, định hướng để người dân không quay lưng với thịt lợn. Chú ý tuyên truyền để người dân, xã hội thấy ăn thịt lợn thời điểm này vẫn bình thường. Bởi tất cả các ổ dịch bùng phát, chúng ta đã khoanh vùng và khống chế ngay rồi.

Về giải pháp lâu dài, tôi giao nhiệm vụ cho Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, xây dựng kế hoạch để chuẩn bị 3 bộ NN-PTNT, Y Tế, KHCN sẽ mời OIE, FAO... và các tập đoàn chăn nuôi lớn, các chuyên gia khoa học đề ra nhiệm vụ xây dựng đề án sản xuất vắc xin. Đồng thời cần nghiên cứu chuyên sâu các véc tơ gây bệnh của dịch bệnh này, không chờ để "ăn sẵn".

Bộ NN-PTNT sẽ tăng cường công tác kiểm tra chuyên ngành. Đặc biệt, các đồng chí chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm về mọi công tác phòng chống dịch theo tinh thần của Chỉ thị 04.  

Dịch khó kiểm soát nếu không giải quyết cặn kẽ an toàn sinh học

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Ở Trung Quốc họ đang kiểm soát chặt, nội bất xuất ngoại bất nhập. Mông Cổ cũng làm rất chặt. Tôi đặt ra vấn đề là tại sao chỉ xảy ra ở hộ nhỏ lẻ. 

Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh, sao chỉ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mới bị dịch? Kiểm soát chặt sẽ hạn chế được dịch bệnh. Trung Quốc đang làm rất tốt việc kiểm soát ra vào khu chăn nuôi nên hạn chế được dịch bệnh lây lan.

Nếu không giải quyết cặn kẽ an toàn sinh học thì rất khó kiểm soát. Ngoài vôi bột, ở các trang trại lớn người ta còn phun thuốc sát trùng. 

Rõ ràng tỉnh nào ra quân đồng bộ, chặt chẽ thì dịch được khống chế tốt. Ví dụ như Hà Nội hay Nam Định.  

Hà Nam hỗ trợ nóng cho người dân 32.000 đồng/kg tiêu huỷ

Ông Trương Minh Hiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam phát biểu: Văn bản chỉ đạo của Bộ, của Cục, các cơ quan ngang bộ cũng đã đầy đủ và các hệ thống văn bản đó cũng đã chặt chẽ. Hà Nam đến thời điểm này cũng chỉ có 4 xã, 7 hộ ở 4 huyện với 401 con bị tiêu huỷ. Ngay từ khi dịch bệnh chưa xảy ra trên địa bàn thì tỉnh cũng đã thực hiện các giải pháp phòng chống theo đúng hướng dẫn.

Tổ công tác phun thuốc khử trùng tiêu độc

Đến lúc này toàn bộ lực lượng thú y đang theo dõi, giám sát các địa phương. Và với thời tiết này thì dịch lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn cũng có thể xảy ra. Bởi vậy cả hệ thống chính trị phải vào cuộc theo đúng chỉ đạo.

Hà Nam ý thức rõ hậu quả xảy ra cho đàn lợn nếu dịch bùng phát lây lan trên diện rộng vì Hà Nam có xấp xỉ 500.000 con lợn. Ví dụ như xã Ngọc Lũ, đến thời điểm này có khoảng 40.000 lợn thịt. 

Một trong những vấn đề có thể ghi nhận là người dân tự quản lý, tự lâp thành nhóm theo dõi lợn ra, lợn vào, để không có sự giao lưu nhiều. Có những hộ chăn nuôi lớn lên tới vài ngàn con, và 9 doanh nghiệp chăn nuôi lớn trên địa bàn chưa xảy ra dịch bệnh.

Chúng tôi ở địa phương, bí thư tỉnh uỷ hỏi Nguyên Nhân chủ yếu là cái gì? Nhưng chúng tôi không thể trả lời được.

Riêng về cơ chế hỗ trợ, chúng tôi đã trích ngân sách để hỗ trợ cho người dân ngay lập tức 32.000 đồng/kg tiêu huỷ, đối với lợn nái thì tăng gấp 1,5 lần.

Mặc dù Chính phủ có ý kiến là hỗ trợ lợn dịch bệnh 80% thị trường, nhưng thực tế hiện nay lợn hơi đang có giá 33 - 34 ngàn đồng/kg. Bởi vậy, có hỗ trợ 100% thì cũng chỉ được như vậy thôi.  

Thái Bình: Mỗi ngày tiêu hủy hơn 60 tấn lợn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Xuyên cho biết: 3 ngày nay, mặc dù thực hiện tích cực phòng chống dịch, song lượng tiêu huỷ đều hơn 60 tấn mỗi ngày.

Trong tuần tới chúng tôi sẽ công bố các thủ tục hồ sơ hỗ trợ. Do đó, đề nghị sớm công khai minh bạch về giá hỗ trợ với lợn nái, lợn giống.  

Đề nghị cho vận chuyển lợn khỏi vùng dịch nếu xét nghiệm âm tính

Ông Nguyễn Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên - cho biết: Lực lượng thú y mỏng, dồn toàn bộ ngành nông nghiệp xuống cơ sở tăng cường phòng chống dịch. Các xã công bố dịch khi giết mổ, vận chuyển đều phải xét nghiệm. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi quy mô lớn đề nghị nếu xét nghiệm âm tính thì cho phép vận chuyển đến nơi không có dịch. Nếu không, việc tiêu thụ lợn rất khó khăn.

Hưng Yên cho rằng vấn đề hỗ trợ cần kết hợp thêm với ngành ngân hàng để người chăn nuôi có thể được vay vốn ưu đãi.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi bên lề hội nghị

Cục Thú y cần đề cập đầy đủ cơ chế lây lan bệnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Đỗ Thị Minh Hoa cho biết, tỉnh vừa phát hiện dịch vào ngày 12. Tỉnh đã thành lập 2 chốt chặn ở quốc lộ và tiếp tục chỉ đạo lập chốt chặn tại các huyện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Đỗ Thị Minh Hoa đề nghị Bộ cho biết nguyên nhân DTLCP lây lan với tốc độ nhanh

"Điểm phát hiện dịch bệnh ở một xã của huyện Ngân Sơn, cách đường chính 27 km, chỉ có đường mòn vào. Tôi thấy lạ là lợn nuôi 9 tháng, chỉ cho ăn rau, cám ngô mà sao lợn phát bệnh", đại diện Bắc Kạn nói và đề nghị Bộ cho biết nguyên nhân.

Bộ trưởng giao Cục Thú y xem xét lại báo cáo, nghiên cứu kỹ "thắc mắc của Thanh Hoá, Bắc Cạn". "Các đồng chí phải xem xét lại nguyên nhân, không bắt khó các đồng chí thú y, song đây là nhiệm vụ". Ông Cường cho rằng báo cáo của Cục Thú y chưa đề cập đầy đủ cơ chế lây lan bệnh.

"Thông báo ban đầu là có chủ trương tiêu huỷ toàn bộ để đảm bảo an toàn. Xem xét lại vấn đề viền mẫu, kết quả xét nghiệm để đưa ra phương án chính xác hơn", ông Cường nói.

Bộ Trưởng ghi nhận bộ phận Thú Y nhanh nhạy khi chỉ có 1 con mắc bệnh cũng phát hiện ra ngay

Người đứng đầu ngành Nông nghiệp cho rằng chủ công trong công tác sát trùng và vôi bột, chưa cần đến thuốc sát trùng đặc chủng trừ trường hợp bất khả kháng.  

Lập tức hỗ trợ, dân sẽ không giấu dịch

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Anh Cương cho biết: "Chúng tôi đề nghị xem xét lại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Hộ chăn nuôi lớn thì họ làm rất tốt, thậm chí là phong toả chuồng trại không cho người lạ vào. Dịch phát sinh tại hộ nhỏ lẻ, không có tại hộ chăn nuôi quy mô lớn".

"Khi có dịch, tỉnh lập tức trích nguồn ngân sách để hỗ trợ. Do đó, dân không giấu dịch. Tôi cho đây là kinh nghiệm xử lý".

Hàng tuần, Hải Dương giao cho lãnh đạo huyện xử lý công tác hỗ trợ, thậm chí miễn họp với cán bộ được giao nhiệm vụ này.

Hải Dương đề nghị có quy trình phòng chống dịch. Tỉnh này đánh giá cao công tác tuyên truyền của các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, Hải Dương ghi nhận có tình trạng "tẩy chay" thịt lợn trong giai đoạn này.  

“Vắc xin không, thuốc không, chúng tôi chỉ biết dựa vào... tiêu độc”

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá, cho biết: "Vắc xin không có, thuốc không có, hiện chúng tôi chỉ biết dựa vào tiêu độc khử trùng. Một hộ có lợn bệnh là chúng tôi phải phun thuốc cả xã, cả làng. Hiện Thanh Hoá đã tốn 7 tỷ đồng ngân sách chỉ cho việc phun thuốc".

Phun tiêu độc khử trùng tại chốt kiểm dịch tại xã Thiệu Công (Thiệu Hóa)

Đại diện Thanh Hoá tiếp tục nói về công tác hỗ trợ, ông Quyền cho rằng điều này "vừa tốt vừa chưa tốt". Bởi lẽ giá thị trường đang xuống thấp, nếu áp dụng cứng nhắc theo giá thị trường thì dân lỗ.

"Ở Thiệu Hoá tình hình bệnh lan nhanh, có 8 xã đã bị phát hiện. Chúng tôi đề nghị các cơ quan chuyên môn tiếp tục tìm hiểu để cho biết vì sao lợn chết, ngoài DTLCP thì còn nguyên nhân nào khác không" - ông Quyền đề nghị.

 

"Chúng tôi cũng đã tính toán việc này, lưu ý với anh Quyền là trong hỗ trợ chúng ta có nói tới 'ít nhất', do đó Thanh Hoá nên tiếp tục tìm cách xử lý", Bộ trưởng Cường ngắt lời ông Quyền.

"Thanh Hoá là điểm tiền tiêu. Không ngẫu nhiên mà chúng tôi mời Thanh Hoá phát biểu đầu tiên. Các khâu xử lý tại chỗ của Thanh Hoá hiện xử lý tốt. Chúng tôi sẽ nghiên cứu đề xuất của Thanh Hoá", ông Cường kết thúc phần phát biểu của tỉnh Thanh Hoá.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá

Được biết, Thanh Hoá là một trong những tỉnh đầu tiên có dịch. Từ hôm 4/2, các cơ quan chức năng lấy mẫu lợn chết đi xét nghiệm và sau đó lập tức tổ chức tiêu huỷ 26 con trong trại, tiêu huỷ cả hơn 1,5 tấn thức ăn.  

Đề xuất tăng mức hỗ trợ 1,5 - 2 lần đối với lợn nái, lợn giống

Cục Thú y đề xuất hỗ trợ với lợn nái, lợn giống ở mức 1,5 đến 2 lần so với lợn khác. "Bộ NN-PTNT đã phối hợp với Bộ Tài chính để sử dụng vốn dự trữ để hỗ trợ cho người dân, đồng thời sử dụng các phương tiện, vật tư cần thiết để chống dịch".

Tiêu huỷ đàn lợn nghi nhiễm DTLCP

Cũng theo Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông, nguy cơ xuất hiện bệnh tại các địa phương trong thời gian tới là rất cao. Nguyên nhân xuất hiện bệnh: Một số hộ chăn nuôi chưa nhận thức đầy đủ sự nguy hiểm của dịch. Còn hiện tượng vì tham lợi mà vẫn giết mổ, vận chuyển lợn trái phép, không tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh. Nguyên nhân khác là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nằm lẫn ở khu dân cư, khó kiểm soát.

Đơn cử tại Sơn La, tại đèo Pha Đin, nơi có điểm tắm lợn, là một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới lây lan dịch.

"Không điều trị, không giữ lại lợn nhiễm bệnh vì hiện chưa có thuốc đặc trị. Phải kiên quyết tiêu huỷ", Cục trưởng Thú y nói.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Thời tiết sẽ rất thuận lợi để DTLCP lây lan với tốc độ nhanh

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường hoan nghênh lãnh đạo 17 tỉnh, thành phố, các cơ quan chức năng tỉnh đã về dự đầy đủ. Điều này cho thấy ý thức trách nhiệm với tình hình DTLCP hiện nay.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại cuộc họp

Từ 1/2, thời điểm dịch phát sinh đến nay đã là một tháng rưỡi. Bộ trưởng cho biết cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt. Từ khâu giám sát, phát hiện, khoanh vùng, xử lý, ngăn chặn cho tới các công tác khác, đã được thực hiện tốt theo Chỉ thị 04 của Chính phủ.

Chưa có chiến dịch nào được làm đồng bộ, thuận lợi như lần này. Bộ trưởng cũng đánh giá cao khâu truyền thông, từ báo điện tử, báo hình, báo in, đã vào cuộc thông tin kịp thời để người dân hiểu, nắm rõ tình hình.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại cuộc họp

Bộ trưởng Cường cảnh báo thời tiết sắp tới thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh. "An toàn sinh học, công tác phòng trừ điều kiện rủi ro sẽ là rất khó, rất phức tạp. Nguy cơ nhãn tiền là DTLCP lây lan với tốc độ nhanh. Vì vậy, hôm nay chúng tôi mời đại diện 17 tỉnh có dịch, các cơ quan chuyên môn tới đây để kiểm lại các nhóm giải pháp, tìm cách làm tốt hơn, quyết liệt hơn" - người đứng đầu ngành nông nghiệp phát biểu.  

3 nguyên nhân chính làm bệnh DTLCP lây lan

Theo nghiên cứu của cơ quan chức năng Trung Quốc, có 3 nguyên nhân chính làm bệnh DTLCP lây lan, bao gồm: 46% do phương tiện vận chuyển và con người không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc; 34% do sử dụng thức ăn thừa; 19% do vận chuyển lợn sống và chế phẩm từ lợn giữa các vùng.

Theo thống kê của Cục Thú y, từ ngày 1/2 đến 14/3, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành phố như: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hoà Bình v.v. với tổng số lợn bệnh và tiêu huỷ là 23.442 con.

Cục Thú y nhận định, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điều kiện vệ sinh và an toàn sinh học không tốt; chưa xuất hiện DTLCP tại các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Đàn lớn nhất phải tiêu huỷ là 587 con tại Hải Phòng.

Đoàn công tác kiểm tra tại trang trại lợn quy mô 300 - 400 con tại xã Nam Phương Tiến (Chương Mỹ, Hà Nội)
MINH PHÚC - VĂN VIỆT - ĐINH TÙNG/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 133


Hôm nayHôm nay : 36072

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 704631

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59712954