19:10 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cả nước có 1,3 triệu ha đất bị suy thoái

Thứ sáu - 14/06/2019 04:38
Năm 2016, nước ta có 1,3 triệu ha đất bị suy thoái, chiếm 4% diện tích; hơn 2,3 triệu ha đất có dấu hiệu suy thoái, chiếm 7,3%; hơn 6,6 triệu ha đất có nguy cơ suy thoái, chiếm khoảng 20,3%.

Tổng diện tích có vấn đề cần quan tâm lên tới hơn 10 triệu ha, chiếm 31%.

Điều đáng nói, diện tích suy thoái chủ yếu là trên đất nông nghiệp với diện tích hơn 840.000ha.

Phát biểu tại hội thảo “Phát triển lâm nghiệp bền vững - Giải pháp căn bản chống sa mạc hoá và suy thoái hoá đất ở Việt Nam” diễn ra vào chiều ngày 13/6, ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, sa mạc hóa và suy thoái đất là vấn đề có quy mô toàn cầu, có ảnh hưởng lớn và nghiêm trọng đến phát triển bền vững, an toàn sinh thái, an ninh xã hội và an ninh lương thực…

17-51-01_nh_1
Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu tại hội thảo.

Theo ông Điển, sa mạc hóa ngày nay lan rộng không chỉ ở vùng khô hạn mà còn lan ra ở vùng mưa và ẩm, do chúng ta sử dụng tài nguyên đất không hợp lý. Theo đó, năm 1990, có 110 nước với 900 triệu dân bị ảnh hưởng. Đến 2017, sa mạc hóa và suy thoái đất đã lan tới 168 nước với 1,3 tỷ dân bị ảnh hưởng.

“Thế giới và Việt Nam đã nhận thức rõ về vấn đề này và đều nhất trí là cần có các biện pháp để chống sa mạc hóa và suy thoái đất. Ở nước ta, đã áp dụng nhiều giải pháp tổng thể, trong đó có giải pháp căn bản là phát triển lâm nghiệp bền vững”, ông Điển nhấn mạnh.

Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp, ông Trần Văn Chứ chia sẻ, nước ta là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, sự thay đổi của khí hậu toàn cầu đã ảnh hưởng tài nguyên và sinh kế của hàng triệu người dân, đặc biệt đối với các vùng ven biển và miền núi, nơi sinh sống của người dân nghèo.

Nước ta có hơn 10 triệu ha đất có nguy cơ bị sa mạc hóa, chiếm 31% diện tích, lãnh thổ, trong đó có 1,3 triệu ha đất bị suy thoái nghiêm trọng. Trong những năm gần đây, nhiều diện tích đất bị thoái hóa, sa mạc hóa làm mất đi một phần, hoặc toàn bộ tính năng SX của đất.

Theo ông Chứ, nguyên nhân khiến đất bị sa mạc hóa là do mất rừng, sói mòn đất; kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu, kém hiệu quả; thay đổi khí hậu, ô nhiễm do các hoạt động khai thác tài nguyên. Ngoài ra, biến đổi khí hậu còn diễn ra với cường độ mạnh, nhanh và bất thường, cũng làm góp phần tác động, làm nhanh hiệu quả quá trình sa mạc hóa và suy thoái đất.

“Sa mạc hóa là vấn đề môi trường lớn cần có chung tay của cộng đồng, chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, phát triển sinh kế cho người dân trên vùng cao có nguy cơ hoặc sa mạc hóa. Vì vậy, cần phải xây dựng và triển khai có hiệu quả về mặt chiến lược, kế hoạch, hành động cụ thể để hạn chế sa mạc hóa ở Việt Nam”, Hiệu trưởng Trần Văn Chứ bộc bạch.

17-51-01_nh_2
Thực trạng suy thoái đất trên phạm vi toàn quốc.

Nói về vấn đề này, đại diện Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Điện Biên bảo, Điện Biên đang có nguy cơ sa mạc hóa, thể hiện rõ nhất tại các huyện Nậm Pồ, Điện Biên Đông, Mường Chà, Mường Nhé. Qua theo dõi, nguyên nhân cơ bản gây ra nguy cơ hoang mạc hóa, sa mạc hóa là sự khắc nghiệt của điều kiện khí hậu; sự suy thoái của đất; sự suy giảm của lớp phủ thực vật; điều kiện địa hình dốc, chia cắt mạnh và do tác động của con người.

Đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Điện Biên mong muốn, rất cần sự chung tay, góp sức, ủng hộ của các ban, ngành trung ương, các tổ chức trong nước, quốc tế… sớm đưa ra các giải pháp để đẩy lùi sự suy thoái đất và sói mòn đất.

Theo TS. Nguyễn Tiến Hải, đại diện Trung tâm nghiên cứu Nông lâm thế giới tại Việt Nam, xói mòn đất, sa mạc hóa, nhiễm mặn cùng với các hoạt động canh tác không hợp lý của con người là những nhân tố chính dẫn đến suy thoái tại các vùng trong cả nước.
MAI CHIẾN/ Nông nghiệp
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: triệu ha, suy thoái

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 128

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 122


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 979920

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59988243