23:30 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cá tra đến thị trường Trung Quốc: Cần thận trọng

Chủ nhật - 21/06/2015 20:31
Tình hình xuất khẩu (XK) khó khăn, nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến XK cá tra đang bỏ các thị trường truyền thống là EU, Mỹ để chuyển hướng đẩy mạnh XK vào Trung Quốc. Hiện tượng này đang tạo ra nguy cơ sẽ đẩy ngành cá tra theo “vết xe đổ” của các ngành hàng lúa gạo, cao su… nếu quá lệ thuộc vào thị trường đầy rủi ro này.

Đình trệ ở EU, tăng tốc ở Trung Quốc

Các DN khi xuất khẩu cá tra sang thị trường TQ cần thận trọng để tránh gặp rủi ro.

Ông Phạm Thành Tín ở phường Châu Văn Liêm (quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) cho biết, thời điểm này, các DN chỉ thu mua cá với giá 21.300 đồng/kg. Trong khi đó, chi phí thức ăn, con giống,... ngày một tăng, tính ra giá thành sản xuất lên đến 22.500 đồng/kg. Đó là chưa kể người nuôi còn phải chịu lãi suất vay ngân hàng và tiền lãi mua chịu thức ăn của đại lý nên càng lỗ nặng; nhiều nơi, nông dân bán cá cho các công ty chế biến, 2-3 tháng sau mới nhận được tiền.

Ông Tín là 1 trong số 17 hộ nông dân ở Cần Thơ vừa khởi kiện Công ty TNHH XNK Thủy sản Thiên Mã (Cần Thơ), nhờ các cơ quan chức năng đòi lại số tiền nợ hơn 17,7 tỷ đồng. Hiện nay, nhiều người bán cá tra cho Công ty Thiên Mã đang lâm cảnh lao đao vì phải trả tiền lãi vay ngân hàng mỗi tháng, trong khi tiền bán cá cho Công ty Thiên Mã đã kéo dài hơn 2 năm qua mà vẫn chưa được thanh toán.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sản lượng thu hoạch cá tra 5 tháng đầu năm 2015 ước đạt 377.000 tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Nuôi cá tra đang vào thời điểm thu hoạch rộ, nhưng giá bán ra đang xuống dốc từng ngày.

Nguyên nhân giá cá nguyên liệu giảm và nợ nần dây dưa là do nhà máy chế biến không XK được nên không thu mua cá. Trong 5 tháng đầu năm 2015, kim ngạch XK cá tra giảm tới 26% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt hơn 450 triệu USD.  Với kết quả này, hiện mới chỉ bằng 1/4 so với kim ngạch gần 1,8 tỷ USD của cả năm 2014.

Theo TS.Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, từ đầu năm đến nay, các DN đã ký được hợp đồng XK trên 207.360 tấn cá tra, giảm 15% so với quý IV/2014. EU là thị trường nhập khẩu cá tra chính của Việt Nam nhưng từ đầu năm đến nay, đồng euro mất giá so với USD, trong khi USD là đồng tiền thanh toán chính. Một số nhà nhập khẩu ở Mỹ, ASEAN thấy thị trường EU “ép” giá cá tra nên họ cũng bắt các DN Việt Nam phải hạ giá bán xuống mới đồng ý mua, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu giảm.

Theo nhận định của các chuyên gia thủy sản, tình hình xuất khẩu cá tra trong năm 2015 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các thị trường cũng như chính sách hạn chế nhập khẩu của một số nước, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Một điều kỳ lạ là, trong khi kim ngạch XK cá tra vào các thị trường chủ lực là EU, Hoa Kỳ giảm thì kim ngạch XK vào thị trường Trung Quốc lại tăng khá mạnh và từ đầu năm 2015 đến nay có dấu hiệu tăng đột biến, với mức tăng gần 8%.  Trong năm 2014, kim ngạch XK cá tra của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đạt 113 triệu USD, tăng 24% so với năm 2013 và chiếm 6,4% tỷ trọng XK toàn ngành, đưa Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 5 trong bản đồ XK cá tra Việt Nam. Dự báo trong năm 2015, thị trường Trung Quốc có thể chiếm 10% tỷ trọng kim ngạch toàn ngành cá tra nước ta. Điều đặc biệt là, thị trường Trung Quốc không chỉ ăn mặt hàng cá tra filet, cá tra đông lạnh, chạo, chả… như những thị trường khác mà còn mua cả cá tươi, cá khô…, khiến cho thị trường XK cá tra vào Trung Quốc sôi động và hấp dẫn. Nếu như các năm trước, những DN cỡ vừa khoảng 2 tháng mới xuất được 1 container loại 20 tấn sang thị trường Trung Quốc, thì mấy tháng đầu năm nay có DN đã xuất được 4 -5  container/tháng sang thị trường này.

Cần tái cấu trúc để thích nghi

Nếu các DN tiếp tục chuyển  hướng đến thị trường Trung Quốc thì có nguy cơ ngành cá tra sẽ lặp lại vấn đề mà nhiều ngành hàng khác đang mắc phải, đó là lệ thuộc vào thị trường này. Nhiều chuyên gia cảnh báo các DN chế biến và XK cá tra rằng, thị trường Trung Quốc hấp dẫn, có thể coi là ăn hàng dễ dãi, thu mua đủ loại, giá cao, đơn hàng luôn tăng… nhưng làm ăn với họ phải thận trọng vì đối tác sẵn sàng hủy cam kết hợp đồng. Hàng ra biên giới mà đối tác phía Trung Quốc đổi ý không mua hoặc cố ý làm lơ buộc DN phải hạ giá thì thua lỗ. Trong khi nhiều đơn hàng phía đối tác đòi giao hàng tận biên giới và sẵn sàng đẩy giá mua lên cao hơn. Mặt khác, chính sách giao thương của nước này thường không ổn định, dễ dàng thay đổi theo kiểu “lá mặt, lá trái”, sẽ càng tạo ra nhiều rủi ro.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), XK cá tra suy giảm hiện nay còn do ảnh hưởng một phần từ Nghị định 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Nghị định 36 đưa ra quy định kể từ ngày 31/12/2014, DN XK cá tra phải thực hiện nghiêm việc áp dụng tỷ lệ mạ băng đối với cá tra phi lê đông lạnh không được vượt quá 10%/tổng khối lượng sản phẩm và độ ẩm không được vượt quá 83% nên các DN tranh thủ XK những lô hàng đã sản xuất theo tiêu chuẩn cũ. Trong thời gian này, nhiều DN chưa có hợp đồng mới nên không dám sản xuất hàng cho năm 2015.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm HTX cá tra Thới An (quận Ô Môn, TP.Cần Thơ), băn khoăn: “Theo Nghị định 36, đến cuối năm 2015, các vùng nuôi phải đạt chuẩn VietGAP. Đây là khó khăn cho nông dân, chưa thể thực hiện ngay theo quy trình được. Đơn cử như tại HTX chúng tôi cũng đang thiếu điều kiện là ao chứa bùn nên chưa được công nhận chuẩn VietGAP. Vì trước giờ, bùn trong ao nuôi chỉ thải ra kênh rạch”. 

TS.Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho rằng, ngành cá tra cần vượt qua nhiều thách thức trong quản trị ngành, vấn đề kinh doanh và tái cấu trúc để thích nghi. Hầu như DN chỉ XK cá tra phi lê đông lạnh trong khi những thị trường khác đang tăng mạnh ở sản phẩm tinh chế vì tiện dụng. Xu hướng người tiêu dùng châu Âu rất ưa chuộng thực phẩm công nghiệp và sản phẩm sinh học hữu cơ (sản phẩm xanh) vì nó được tinh chế không còn mùi cá, tiện dụng và dễ ăn. Hiện nay, đã xuất hiện một số gia đình chuyên mua phụ phẩm cá tra về gia công thành bột và mỡ xuất đi Hà Lan. Giá bình quân 1kg cá tra phụ phẩm là 7.000 đồng trong khi mỡ cá tra XK ra thị trường nước ngoài với giá 15.000 đồng/kg. Các nhà máy cần cải tiến công nghệ để có thể chế biến nhiều phụ phẩm từ con cá tra, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành hàng này.

Trong năm 2014, kim ngạch XK cá tra của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đạt 113 triệu USD, tăng 24% so với năm 2013 và chiếm 6,4% tỷ trọng XK toàn ngành, đưa Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 5 trong bản đồ XK cá tra Việt Nam.

Dự báo trong năm 2015, thị trường Trung Quốc có thể chiếm 10% tỷ trọng kim ngạch toàn ngành cá tra nước ta.


Chu Khôi
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 121

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 119


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 987592

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59995915