17:35 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thanh Hoá: Các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao

Thứ ba - 16/01/2018 22:40
Những năm qua, nhân dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư hình thành được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu từ nông nghiệp.
 
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Trúc Lâm (Tĩnh Gia).

Bà con nhân dân ở các xã ven biển huyện Tĩnh Gia ngoài việc khai thác hải sản, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng để đào ao, đắp đầm nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết Ngân, xã Trúc Lâm (Tĩnh Gia) đã thầu 7,6 ha diện tích đầm ven sông để nuôi trồng thủy sản. Nhận thấy mặt nước và thổ nhưỡng ở đây có thể phù hợp với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp, gia đình bà đã mạnh dạn đầu tư 6 tỷ đồng xây dựng hạ tầng vùng nuôi. Với sự đầu tư cơ bản, hàng năm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình bà cho sản lượng 250 tấn, doanh thu 6 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 3 tỷ đồng. Ngoài ra, vào mùa nuôi tôm, mô hình của gia đình bà giải quyết việc làm cho 30 người với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng. Bà Nguyễn Thị Tuyết Ngân cho biết: Nuôi tôm đòi hỏi kỹ thuật cao, vì vậy để có được hiệu quả kinh tế phải thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật nuôi thả, thường xuyên kiểm tra theo dõi dịch bệnh, quy trình xử lý nước. Bên cạnh đó, bà còn thường xuyên trao đổi học hỏi kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật mới về nuôi tôm với các hộ dân khác trên địa bàn huyện.

Cây bưởi Diễn đã bén duyên với xã Bắc Lương (Thọ Xuân) hơn 20 năm nay và địa phương đã hình thành vùng chuyên canh trồng cây bưởi Diễn tập trung ở các thôn Trung Thôn 1, 2; Nhuế Thôn 2; Mỹ Thượng 3... Đến nay, toàn xã đã trồng được gần 40 ha (trong đó, 30 ha trồng tập trung; 10 ha trồng theo diện cải tạo vườn tạp). Thời điểm này tại các nhà vườn trên địa bàn xã đang nhộn nhịp thương lái về thu mua để chuẩn bị cung ứng cho thị trường dịp Tết Mậu Tuất 2018. Ông Mai Xuân Lãm, Bí thư Đảng ủy xã Bắc Lương, cho biết: Cây bưởi Diễn được một số hộ dân trồng thí điểm từ những năm 90 của thế kỷ trước, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng trước đó trên cùng một đơn vị diện tích. Xác định cây bưởi Diễn và các loại cây ăn quả có múi khác là hướng đi chủ lực trong phát triển kinh tế, tạo thương hiệu và đặc sản riêng của địa phương, xã đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 mở rộng diện tích lên 50 ha. Hiện trung bình mỗi ha bưởi Diễn cho thu nhập từ 600 triệu đồng đến 700 triệu đồng/năm; những năm gần đây, giá trị kinh tế từ cây bưởi Diễn ngày càng cao, giá bán ổn định. Thông thường vào thời điểm quả chuyển màu từ xanh sang vàng là khách hàng từ nhiều nơi đến tận vườn đặt cọc hẹn ngày hái quả, người làm vườn cũng không phải lo đầu ra.

Trong những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện tích tụ ruộng đất tập trung để tổ chức sản xuất quy mô lớn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích 8.548 ha (trong đó trồng trọt 2.348 ha, chăn nuôi 4.552 ha và thủy sản 1.484 ha), với sự tham gia của 29 doanh nghiệp, 11 HTX và 5.861 hộ gia đình. Từng bước  hình thành một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, điển hình, như: Công ty CP Mía đường Lam Sơn thuê 280 ha đất tại các huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn để sản xuất mía và lúa hữu cơ; Công ty TNHH Tâm Thuận Thành thuê 40 ha tại 2 huyện Cẩm Thủy và Thường Xuân để sản xuất chuối tiêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP; Công ty CP Giống cây trồng Trung ương và Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa thuê đất tại các huyện Yên Định, Nông Cống, Đông Sơn mỗi vụ 600 ha để liên kết giống lúa, ngô; Công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa thuê 20 ha đất tại huyện Đông Sơn để nuôi cá rô phi xuất khẩu. Những mô hình trên đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất thông thường từ 1,5 đến 2 lần trở lên. Các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao đang được các tổ chức, cá nhân và địa phương hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.


Tác giả bài viết: Lê Hợi

Nguồn tin: baothanhhoa.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 122

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 120


Hôm nayHôm nay : 45402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 721929

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59730252