08:48 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện cựu chiến binh làm giàu

Thứ hai - 12/02/2018 21:02
Mỗi độ xuân về, trong lòng nhiều cựu chiến binh lại rạo rực nhớ về một thời máu lửa, bom đạn chiến tranh. Phát huy truyền thống bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ đổi mới, những năm qua, nhiều cựu chiến binh đã vượt qua khó khăn, tích cực làm giàu, giúp đỡ đồng đội cùng vươn lên thoát nghèo, tham gia tích cực và có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

Thoát nghèo từ nghề trồng hoa

Ở đời, tuổi già thường là lúc con người ta nghỉ ngơi hưởng an nhàn, nhưng với những cựu chiến binh, dù tuổi đã cao, họ vẫn bắt tay vào làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Tháng 9/1965 theo tiếng gọi của Đảng, của Bác Hồ, ông Lê Văn Thiệu lên đường nhập ngũ, tham gia vào các chiến trường đi đánh Mỹ. Tháng 10/1975 khi đất nước giải phóng, ông phục viên và bắt tay vào phát triển kinh tế.

chuyen cuu chien binh lam giau
Ông Thiệu chăm sóc những công đoạn cuối cùng để cho ra vụ hoa Tết đẹp nhất

Mang trong mình nhiều di chứng chiến tranh nhưng người lính cụ Hồ, Lê Văn Thiệu (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn luôn nêu cao tinh thần tự học, chăm chỉ lao động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Ông luôn tâm niệm “còn sức khỏe là còn lao động và phải làm ra những sản phẩm bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng và gắn chặt với ý nghĩa cội nguồn của dân tộc”. Với quan niệm đó, nghĩ là làm, hai vợ chồng ông đã trồng rau và hoa trên diện tích hơn 700m2 đất được giao khoán, đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.

Ngày cuối tuần về làng hoa Tây Tựu, ghé thăm khu trồng hoa của vợ chồng ông Thiệu mới thấy được không khí hối hả khi tết Nguyên đán đang cận kề. Cánh đồng hoa với đủ các chủng loại, nào hồng, nào cúc, nào đồng tiền, nào ly,.... đang đua nhau khoe sắc, rực rỡ khắp một vùng trời.

chuyen cuu chien binh lam giau
Rời quân ngũ ông Chiến xây dựng mô hình trang trại và đầu tư chăn nuôi

Những ngày này ông Thiện phải tất bật các công đoạn cuối để cho ra những lứa hoa tươi, đẹp nhất giúp người tiêu dùng đón Tết trọn vẹn. Đây cũng là dịp để gia đình tăng thu nhập, đón Tết sung túc để không khí đón Tết cổ truyền thêm rộn ràng, đầm ấm.

Ông Thiện chia sẻ: “Trồng hoa rất khó. Tuy không yêu cầu quá cao về kỹ thuật nhưng đòi hỏi người trồng phải nhạy bén, kiên trì, nắm bắt được diễn biến của thời tiết để có cách chăm sóc sao cho thích hợp. Tôi thường trồng những loại hoa cổ truyền vì ngày Tết tôi muốn níu giữ những gì được xem là cội nguồn, là cổ truyền của dân tộc. Những ngày cuối năm, chỉ mong cho mưa thuận, gió hòa để người dân trồng hoa có cái Tết sung túc hơn.”

Gác tay súng, xây dựng trang trại

Rời mảnh đất Tây Tựu rực rỡ sắc hoa, chúng tôi trở về cánh đồng vốn trước là vùng đất cằn cỗi của huyện Chương Mỹ, gặp cựu chiến binh Hồ Đặng Văn Chiến. Chiến tranh kết thúc, người lính ấy trở về quê hương với chiếc ba lô chỉ có vài bộ quần áo đã sờn. Nhưng ông đã cùng gia đình xây dựng kinh tế vươn lên làm giàu từ chính đôi bàn tay và ý chí kiên cường của người lính năm xưa.

chuyen cuu chien binh lam giau

Khi cả nước thực hiện “khoán 10”, đất nông nghiệp được giao về tay người lao động cũng là mốc thời gian ghi dấu thay đổi cách làm ăn của gia đình ông Chiến. Năm 1984, ông bàn với vợ con tập trung vay mượn tiền để phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình trang trại nhỏ. Xác định đã làm là phải thành công, nên ông cẩn trọng từ việc lựa chọn cây giống. Để có kiến thức làm trang trại, ông học hỏi từ người đi trước, những người làm kinh tế tiêu biểu của các địa phương.

Với diện tích chỉ 1.3ha, gia đình ông Chiến chọn trồng mía và đu đủ. Để đảm bảo quả đu đủ ngon và ngọt, ông ra tận Viện Nghiên cứu cây ăn quả ký hợp đồng cung cấp cây giống chuẩn. Năm 1990, ông tiếp tục thuê đất của các hộ gia đình nông dân trong xã để mở rộng mô hình trang trại và đầu tư chăn nuôi theo mô hình liên doanh liên kết với nước ngoài. Mô hình đảm bảo nguồn tiêu thụ sản phẩm cũng như con giống và thực hiện đúng các quy định để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn.

Mặc dù bận rộn với công việc nhưng suốt mấy chục năm nay, cứ mỗi dịp xuân về, Tết đến, lòng những người cựu chiến binh như ông Thiệu, ông Chiến lại cùng chung một nỗi nhớ. Họ nhớ về những kỷ niệm xưa, nhớ đêm giao thừa thời chiến và lòng quặn đau khi nghĩ về sự hy sinh của những người đồng đội.

Mỗi khi Tết đến, các ông lại cùng con cháu về lại chiến trường thắp lên những nén hương cho đồng đội, cho những người anh hùng đã hy sinh nơi mảnh đất này. Để rồi, sau đó họ lại cùng nhau phấn đấu phát huy tiếp những phẩm chất đáng quý của người lính trong cả khi thời bình.

Ông Chiến tâm sự: “Xuất ngũ trở về địa phương, tham gia Hội Cựu chiến binh, chúng tôi tiếp tục kết hợp với nhau bàn về phương pháp làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, nhận thấy đây là hướng làm giàu, chúng tôi mạnh dạn chuyển đổi để làm trang trại. Điều này tạo điều kiện cho chúng tôi phát triển kinh tế gia đình”.

Chẳng những chăm chỉ phát triển kinh tế, với cách sống vì cộng đồng nên các công trình phúc lợi của xóm, xã hay các hoạt động lễ hội truyền thống, ông Chiến đều tích cực công ích cho địa phương. Năm nào gia đình ông cũng đi đầu trong các phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Quỹ khuyến học’’ của địa phương.

Không khí xuân đang tràn về mọi nhà, mọi vùng miền trên đất nước. Bên những nồi bánh chưng sôi sùng sục, hơi ấm nồng nàn tỏa ra từ những bếp củi thêm ấm bởi những câu chuyện chiến tranh khi xưa cùng với những câu chuyện vươn lên thoát nghèo.

“Mình chiến đấu, hết chiến tranh được trở về có gia đình, vợ con thế này là hạnh phúc lắm rồi. Còn bao nhiêu anh em đồng đội đã ngã xuống. Xuân về, thấy nhớ họ lắm” - ông Thiệu bồi hồi. Mặc dù bận rộn với công việc nhưng suốt mấy chục năm nay, cứ mỗi dịp tết đến, trong lòng những người cựu chiến binh như ông Thiệu, ông Chiến lại cùng chung một nỗi nhớ.

Họ nhớ về những kỷ niệm xưa, nhớ đêm giao thừa thời chiến và lòng quặn đau khi nghĩ về sự hy sinh của những người đồng đội. Các ông lại cùng con cháu về lại chiến trường, thắp lên những nén hương cho đồng đội, cho những người anh hùng đã hy sinh. Để rồi, sau đó họ lại cùng nhau phấn đấu phát huy tiếp những phẩm chất đáng quý của người lính trong cả khi thời bình.

Tác giả bài viết: Phạm Thảo

Nguồn tin: laodongthudo.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 180

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 178


Hôm nayHôm nay : 37454

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 706013

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59714336