10:49 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cơ hội lớn cho cá tra Việt Nam với CPTPP

Thứ tư - 12/06/2019 11:06
Việc Việt Nam tham gia vào Hiệp định CPTPP đang mở ra cơ hội cho tăng trưởng xuất khẩu cá tra vào 10 nước khác thuộc Hiệp định này.
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo VASEP, cả 10 nước CPTPP đều đang là thị trường xuất khẩu của cá tra Việt Nam, với giá trị từ hơn 1 triệu USD đến trên dưới 100 triệu USD.

Cụ thể, trong 10 nước CPTPP, Mexico là thị trường lớn nhất của cá tra, với giá trị nhập khẩu trong năm 2018 là 99,408 triệu USD. Tiếp đó là Canada (48,042 triệu USD), Úc (46,844 triệu USD), Singapore (45,984 triệu USD), Malaysia (38,328 triệu USD), Nhật Bản (32,206 triệu USD), Chile (8,857 triệu USD), Peru (5,043 triệu USD), New Zealand (2,575 triệu USD) và Brunei (1,061 triệu USD).

Trong năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang các nước CPTPP đạt 328,3 triệu USD, tăng 17,3% so với năm 2017. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang hầu hết các nước đều đạt mức tăng trưởng dương tích cực, ngoại trừ hai thị trường Mexico giảm 4,65% và Peru giảm 19,6%.

Khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, phần lớn các mặt hàng thủy sản, trong đó có cá tra, basa sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu. Vì vậy, ngành hàng cá tra đang lạc quan tin tưởng về cơ hội cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường truyền thống hoặc tiềm năng với cá tra trong khối CPTPP như Mexico, Nhật Bản hay Chile.

Trong các nước CPTPP, Mexico là thị trường quan trọng nhất của cá tra Việt Nam, không chỉ bởi nước này đang dẫn đầu trong khối về giá trị nhập khẩu cá tra, mà còn là thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh và đứng thứ 5 trên thế giới sau Trung Quốc - Hồng Kông, EU, Mỹ và ASEAN.

Năm 2018, tuy giá trị xuất khẩu cá tra sang Mexico giảm nhẹ, nhưng đang tăng mạnh trong năm nay. 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra sang Mexico đã đạt 40,8 triệu USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Hiệp định CPTPP, sản phẩm cá tra, cá basa là mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn sang Mexico và sẽ được hưởng thuế 0% vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

 

Nhật Bản chưa phải là thị trường lớn của cá tra Việt Nam, nhưng lại đang co sự tăng trưởng ấn tượng trong mấy năm trở lại đây. Năm 2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang Nhật Bản tăng tới 37,6% so với năm 2017.

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 8,58 triệu USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm 2018. Với sự tăng trưởng mạnh và liên tục như trên, Nhật Bản đã lọt vào Top 10 thị trường thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam trong quý 1 năm nay.

Khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, sản phẩm cá tra phile đông lạnh Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ được miễn thuế ngay lập tức (mức thuế hiện tại từ 3,5-10,5%).

Như vậy, với CPTPP, cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cá tra sang Nhật Bản là khá lớn, nhất là khi các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đã bước đầu chinh phục được người tiêu dùng Nhật Bản, vồn quen sử dụng cá biển hơn là cá nước ngọt.

Chile hiện đang là thị trường nhỏ của cá tra Việt Nam, nhưng tăng trưởng cũng rất tốt trong thời gian qua. Từ 2016 - 2018, giá trị xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Chile tăng trưởng từ 15 - 24,3%.

Tuy giá trị xuất khẩu cá tra sang Chile còn khiêm tốn, nhưng cũng đã giúp cho Việt Nam trở thành nước cung cấp cá thịt trắng lớn nhất cho nước này. Theo nhận định của các doanh nhân cá tra, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để mở rộng thị trường cho cá tra ở Chile.

Quan trọng hơn, với Hiệp định CPTPP, Chile co tiềm năng lớn để trở thành “cầu nối” đưa cá tra Việt Nam thâm nhập vào 33 thị trường ở khu vực Mỹ Latinh. Với thuế suất nhập khẩu là 0% vào Chile, sản phẩm cá tra phile đông lạnh của Việt Nam khi vào Chile hoàn toàn có thể đi tiếp đến các nước Mỹ Latinh khác.

Bên cạnh đó, các thị trường co giá trị nhập khẩu hàng chục triệu USD như Canada, Úc, Singapore và Malaysia cũng đầu tiềm năng để cá tra Việt Nam mở rộng thị phần sau khi CPTPP cí hiệu lực.

Trong năm qua, 4 thị trường này đều tăng trưởng rất tốt. Cụ thể: Malaysia tăng 72,2%; Úc tăng 34,4%; Singapore tăng 20,7%; Canada tăng 19,5%.

Thanh SƠN/ nông nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 229


Hôm nayHôm nay : 47013

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 810215

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59818538