08:52 EDT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Con tôm đánh thức tiềm năng vùng đất cát

Thứ bảy - 25/06/2016 04:41
Nhờ mô hình nuôi tôm trên cát, nhiều vùng đất “chết” dọc các tỉnh miền Trung đã được đánh thức. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nhiều bất cập đã nảy sinh. Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề: “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại Quảng Bình mới đây, nhiều ý kiến cho rằng, khi triển khai các mô hình nuôi tôm trên cát, các địa phương phải đặt vấn đề thân thiện với môi trường lên hàng đầu để đảm bảo tính bền vững.

 

Tiềm năng lớn

 Theo kết quả khảo sát của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, tiềm năng đất cát ở các tỉnh khu vực miền Trung là rất lớn (khoảng gần 100.000ha), trong đó diện tích có thể đưa vào nuôi trồng thuỷ sản gần 15.000ha, tập trung ở một số tỉnh như: Quảng Bình 4.500ha, Quảng Trị 4.000ha, Quảng Ngãi 4.000ha…

Ngay từ những năm 2000, phong trào nuôi tôm trên cát đã được hhifnh thành ở một số địa phương. Tuy vậy, việc phát triển thời kỳ đầu còn chậm do gặp những vướng mắc, băn khoăn về tác động tiêu cực của nuôi tôm trên cát như phá rừng, cạn kiệt nước ngầm. Sau khi áp  dụng công nghệ nuôi tôm thâm canh ít thay nước, hiệu quả cao, diện tích nuôi trên vùng cát phát triển mạnh, đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng (TTCT).

Mô hình nuôi tôm trên cát đánh thức nhiều vùng đất dọc các tỉnh miền Trung.

Thống kê cho thấy, diện tích nuôi tôm trên cát ở các tỉnh miền Trung giai đoạn 2010 - 2014 tăng đáng kể (từ 2.381ha lên 3.018ha); sản lượng tăng từ 30.844 tấn lên đến 37.030 tấn. Năng suất các vùng nuôi tôm trên cát khá cao, trung bình khoảng 13-14 tấn/ha, cá biệt có nơi đạt 17 - 20 tấn/ha (Quảng Nam, Quảng Ngãi). Những tỉnh có diện tích nuôi tôm trên cát lớn là: Bình Thuận (chiếm 28% tổng diện tích nuôi tôm trên cát toàn vùng), Ninh Thuận (18%), Phú Yên (16%), Thừa - Thiên Huế (14%). Trong giai đoạn này, nuôi tôm trên cát được tiến hành theo hình thức nuôi tôm công nghiệp, chủ yếu với quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh, thả nuôi với mật độ cao.

Tuy vậy, nghề nuôi tôm trên cát ở các tỉnh miền Trung cũng đang chịu nhiều ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu. Đợt hạn hán kéo dài trong gần 1 năm qua tại các tỉnh Nam Trung Bộ được cho là khốc liệt nhất trong vòng 40 năm qua đã khiến nhiều diện tích nuôi tôm mất trắng. Bốn tỉnh hạn hán nghiêm trọng nhất là Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hoà và Quảng Trị với khoảng 50.000ha không thể canh tác được. Năm 2016, Nghệ An đã phải công bố thiên tai hạn hán.

Đó là chưa kể, xu thế mở cửa, hội nhập tạo cơ hội lớn cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản nói chung và tôm nói riêng nhưng cũng đặt ra những yêu cầu sản xuất khắt khe hơn, trong khi người nuôi chủ yếu sản xuất theo thói quen, tập quán cũ, dẫn đến tình trạng nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả lại do chứa dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép.

Nuôi tôm trên cát, đặc biệt là ở quy mô lớn, vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề môi trường. Nếu không được cảnh báo và có giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu thì sẽ gây ra các tác động tiêu cực trước mắt cũng như lâu dài đến môi trường xung quanh và hiệu quả người nuôi. Các vấn đề chủ yếu cần được tính đến là: suy giảm, cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm; ô nhiễm biển và nước ngầm do chất thải từ nuôi trồng; mặn hoá đất và nước ngầm; thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, làm tăng hoạt động cát bay và bão cát.

Nhân rộng những mô hình hiệu quả

Để giúp nông dân khai thác hiệu quả vùng đất cát, vươn lên xóa nghèo làm giàu, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai dự án khuyến nông Trung ương "Xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP" tại các tỉnh nuôi trọng điểm từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Theo đó, đã có 9 mô hình được triển khai, quy mô mỗi mô hình 2ha, với 45 hộ tham gia.

Theo ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tiêu chí chọn điểm, chọn hộ để xây dựng mô hình nuôi tôm theo VietGAP là bắt buộc phải có ao chứa, ao lắng, ao xử lý bùn, địa điểm nuôi phải nằm trong vùng quy hoạch. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, có khả năng vận dụng vào nuôi TTCT tại chính mô hình đơn vị thực hiện. 100% con giống thả nuôi được kiểm dịch có kích cỡ đồng đều, tôm khỏe, sạch bệnh, không bệnh phát sáng, không bệnh Taura (TSV), MBV, WSSV, YHV, HPV. Mẫu tôm đã được qua xét nghiệm và được cơ quan chức năng Nhà nước tại địa phương kiểm dịch và công nhận chất lượng. Các hộ đều tuân thủ lịch thả giống theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông với mật độ 80 con/m2.

Nhờ áp dụng đúng các quy phạm VietGAP, quy trình nuôi an toàn dịch bệnh, mô hình nuôi TTCT theo quy phạm VietGAP đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Khối lượng trung bình thu hoạch năm đạt 62,8 con/kg (năm 2014) và 56,8 con/kg (năm 2015). Năng suất bình quân đạt 10,9 tấn/ha. Lợi nhuận đối với mô hình nuôi TTCT theo VietGAP tại Ninh Thuận là 713 triệu đồng/ha, tại Hà Tĩnh là 647 triệu đồng/ha, tại Nghệ An là 472 triệu đồng/ha, Hà Tĩnh là 647 triệu đồng/ha, tăng đáng kể so với các mô hình không theo VietGAP.

Sau khi đánh giá nội bộ, các hộ dân bằng nguồn kinh phí tự huy động của gia đình đã mời tổ chức đánh giá độc lập được Tổng cục Thủy sản chỉ định đến để được cấp giấy chứng nuôi tôm theo VietGAP. Kết quả, có 4 hộ và 1 hợp tác xã nuôi trồng được cấp giấy chứng nhận, gồm: Hợp tác xã nuôi trồng và chế biến xuất khẩu Xuân Thành (xóm 3, xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh); cơ sở Nguyễn Hữu Yến (thôn Cù Hin, xã Cam Hải Đông, Cam Lâm, Khánh Hòa); tổ cộng đồng nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP thôn Hòa Thạch, xã An Hải (Ninh Phước – Ninh Thuận); ông Văn Thanh Liêm, Điền Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế; ông Trịnh Duy Hiền, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa – Thanh Hóa).

Trên cơ sở những kết quả đạt được, ông Tiêu đề nghị, tiếp tục triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP trong 2016 tại các tỉnh Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế và Ninh Thuận. Bộ Nông nghiệp và PTNT cần có nguồn kinh phí hỗ trợ đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở, hộ nuôi nếu được Ban đánh giá các tỉnh đánh giá đạt các chỉ tiêu theo tiêu chí VietGAP. Cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ nuôi nhỏ lẻ do có tới 29,5% hộ không áp dụng dược vì hệ thống ao chứa, ao cấp không đảm bảo theo tiêu chí VietGAP. Hệ thống cán bộ khuyến nông các cấp cần nâng cao trình độ về kỹ thuật cũng như quy phạm VietGAP do có tới 26,5% dân được hỏi không áp dụng được do hệ thống ghi chép sổ sách quá khó.

Phát triển gắn với bảo vệ môi trường

Đại diện Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản cho rằng, nuôi tôm trên cát tại khu vực ven biển miền Trung trong thời gian tới cần tập trung phát triển theo các định hướng như sau: Tận dụng diện tích đất cát bỏ hoang, hoặc các vùng đất cát sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả để phát triển nuôi tôm trên cát theo hướng hiệu quả và bền vững; gắn phát triển nuôi tôm trên cát với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, cảnh quan tự nhiện vùng ven biển. Tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống các cơ sở hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại đáp ứng được yêu cầu cho phát triển nuôi tôm trên cát; hình thành các vùng nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái,… Phát triển theo quy hoạch, theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản; đảm bảo phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Gắn phát triển phát triển nuôi tôm trên cát với giải quyết việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ven biển. Phát triển nuôi tôm trên cát phải có bước đi phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với nhu cầu thị trường, tránh chủ quan, nóng vội. Vị trí vùng nuôi phải đảm bảo các quy định về môi trường, đảm bảo điều kiện an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các đơn vị quản lý nhà nước cần tiếp tục tăng cường việc kiểm soát, kiểm tra chất lượng giống, thức ăn, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Tăng cường các hoạt động khuyến nông như: Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức về quy trình nuôi tôm VietGAP và quy trình kỹ thuật sản xuất theo công nghệ cao cho các cơ sở nuôi tôm trên cát. Triển khai thực hiện các mô hình sản xuất thực nghiệm, xây dựng các mô hình nuôi tôm trên cát theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh và và chuyển giao công nghệ, nhân rộng các mô hình nuôi tôm trên cát mang lại hiệu quả cao và an toàn với môi trường...

Các địa phương khi đầu tư phát triển mở rộng diện tích nuôi tôm trên cát cần phải có những đánh giá, nghiên cứu, tính toán một cách khoa học; các dự án đầu tư nuôi tôm trên cát phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về đánh giá tác động môi trường. Việc phát triển nuôi tôm trên cát trong thời gian tới cần phải được nhìn nhận toàn diện, phải có tính toán tất cả các phương án, tính toán toàn diện lợi ích và thiệt hại mà nuôi tôm trên cát mang lại, đảm bảo phát triển nuôi tôm trên cát mang lại hiệu quả ổn định và bền vững, không tác động xấu đến môi trường và bảo vệ cảnh quan tự nhiên của các vùng ven biển.

Theo Khánh Nguyên/kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nuôi tôm, trên cát

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164


Hôm nayHôm nay : 38592

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1212279

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58804334