10:35 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đi tây để làm về nông nghiệp: Học nhiều, áp dụng ít

Chủ nhật - 01/09/2013 22:00
Mỗi năm hàng ngàn lao động (LĐ) Việt Nam xuất cảnh làm việc trong ngành nông nghiệp tại các nước phát triển. Tuy nhiên, có một thực tế là khá nhiều LĐ còn e dè không dám làm nông nghiệp khi trở về nước...
“Choáng” vì công nghệ cao

Đó là cảm giác của nhiều tu nghiệp sinh (TNS) VN lần đầu đi làm việc tại các nông trại của Israel. Lê Tuấn Nam (cựu sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) đang học việc tại trang trại trồng rau, hoa quả Ein Carmel gần Haifa cho biết, nhóm của em có 12 sinh viên đi theo chương trình vừa học vừa làm qua Công ty CP Xây dựng dịch vụ và hợp tác lao động (OLECO). Mới sang, cả nhóm vô cùng bỡ ngỡ vì hệ thống tưới tiêu của trang trại. Đó là mô hình tưới nhỏ giọt tự động, được điều khiển hoàn toàn bằng máy móc. 

“Nông trại ở cách xa trụ sở tới 40km, nhưng chỉ ngồi một chỗ, quản lý vẫn kiểm soát được tưới tiêu hàng ngày”- Nam kể. Tham quan các trang trại khác, Nam cho biết, nông nghiệp ở đây làm gì cũng có máy móc hỗ trợ: Nuôi bò sữa thì có máy tự động vắt sữa, nuôi gà lấy trứng thì có máy nhặt trứng... Máy tính, công nghệ không dây cũng được phát huy tối đa, chỉ ngồi tại nhà, người nông dân cũng có thể kiểm soát được quá trình chăn nuôi, trồng trọt. 

Một trang trại nuôi cá trên cát ở Israel có sử dụng lao động Việt Nam.
Một trang trại nuôi cá trên cát ở Israel có sử dụng lao động Việt Nam.

Tương tự, Nhật Bản đang tiếp nhận khá nhiều TNS VN làm việc tại các trang trại. Công ty CP Dịch vụ nhân lực Toàn Cầu (GMAS) đã đưa khoảng 200 LĐ đi làm việc dưới dạng thực tập sinh kỹ thuật (TTS) tại Nhật, làm các nghề nuôi bò, lợn, chăm sóc cây rau màu. Chu Minh Hòa, quê ở Lâm Thao (Phú Thọ) đang làm việc tại một trang trại trồng hoa ở TP.Maebashi, tỉnh Guma, cho biết: “Ở VN mình, thu hoạch rau, hoa xong là phải mang ra chợ ngay để bán không thì rau hỏng, hoa héo. Ở đây, rau, hoa trồng trong nhà mát, điều chỉnh được nhiệt độ. Khi thu hoạch, họ đóng gói rau, hoa rất cẩn thận. Trang trại nào cũng có khu vực đông lạnh, họ để sản phẩm ở đó trước khi đưa đi tiêu thụ”.

Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO) cho biết: Nhật Bản đang cần số lượng lớn thực tập sinh kỹ thuật, đặc biệt trong ngành nông nghiệp. Lý do là sau thảm họa động đất – sóng thần năm 2011, tỷ lệ LĐ nông nghiệp của Nhật Bản giảm mạnh. Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thanh Hoà cho hay: 1-2 năm tới, bằng các giải pháp cụ thể, Việt Nam sẽ cố gắng đạt mục tiêu đưa 10.000 LĐ/năm sang Nhật Bản học tập và làm việc, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.


Hàn Quốc cũng từng là quốc gia tiếp nhận nhiều LĐ VN trong lĩnh vực nông nghiệp. Hoạt động này tạm dừng lại cuối năm 2012 - trước tình trạng LĐ bỏ trốn quá nhiều. Hiện tại, vẫn còn khoảng 5.000 LĐ VN làm việc tại các nông trại ở Hàn Quốc. 

Chị Nguyễn Phương Mai, quê ở Sơn Tây (Hà Nội) đang làm tại trang trại nuôi lợn ở tỉnh Kyungki, cho biết: “Tiếng là làm nông nghiệp nhưng chúng tôi cũng làm theo giờ. Tất cả các khâu như chuẩn bị thức ăn, cho lợn ăn đều thực hiện bằng máy. Chỉ cần nhấn nút là băng chuyền chạy. Công nhân chỉ việc dọn dẹp chuồng trại, theo dõi quá trình sinh trưởng, nếu lợn có bất thường thì báo cho chủ trang trại... ”. 

Tại 3 thị trường LĐ nói trên, mức lương cho LĐ nông nghiệp đều từ 15-32 triệu đồng/tháng (kể cả với TNS vừa học vừa làm).

Khó áp dụng ở Việt Nam

Không thể phủ nhận hàng ngàn TNS đi học, đi làm ở Israel về đã góp phần mang lại diện mạo mới cho nông nghiệp VN, như áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ nhà kính, nhà lưới; tiếp cận các giống cây trồng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh; sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật; thay đổi quan niệm khi thu hoạch, đóng gói và bảo quản nông sản. Tuy nhiên, về căn bản họ vẫn chưa có bước tiến táo bạo khi LĐ tại quê nhà, đa phần vẫn không dám đứng ra tổ chức sản xuất.

Ông Lê Xuân Luyện - Tổng Giám đốc OLECO cho biết, Chương trình hợp tác học tập tại Israel (vừa học vừa làm - learning by doing) do Bộ NNPTNT phối hợp Bộ NN Israel thực hiện từ năm 2004. Các đơn vị của bộ phối hợp với các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp của Israel để đưa TNS là sinh viên các trường ĐH-CĐ khối ngành nông lâm sang học tập và làm việc. Các em vừa học lý thuyết, vừa thực hành tại các trang trại với mức thu nhập 675 - 750USD/tháng. Thông thường, sau 1 khoá học, các học viên sẽ tiết kiệm được từ 5.000- 7.000 USD. 

Anh Vũ Xuân Trường (SN 1985), quê ở thị trấn Yên Lạc, Na Rì, Bắc Kạn là TNS đi học ở Israel năm 2010. Kết thúc khóa học, về quê, Trường bày tỏ: “Nông dân Israel họ làm việc với ý chí sắt đá và chăm chỉ vô cùng. Đất nước của họ toàn sa mạc, họ phải bồi thêm đất giữa sa mạc để làm nông nghiệp, họ quản lý từng giọt nước. 

Trong khi ở mình, đất đai khá màu mỡ, nguồn nước dồi dào nhưng người dân không dám làm, không dám đầu tư vì có quá nhiều rủi ro”. Trước khi đi Israel, Trường đã tốt nghiệp khoa Thú y, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Thời gian học 11 tháng ở Israel, Trường và các bạn vừa học, vừa làm và có lương: “Đi 11 tháng về, em tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng”. 

Tuy nhiên, khi về nước, Trường cũng không dám đầu tư lập trang trại làm nông nghiệp mà làm giáo viên dạy nghề của Trung tâm Dạy nghề huyện Na Rì. “Em cũng suy nghĩ, muốn bắt tay vào nuôi gà, nhưng tập quán ăn uống, tiêu dùng của bà con ở đây cũng khó áp dụng công nghệ được. Nếu em nuôi gà 2 tháng được 3kg như ở Israel thì không ai ăn. Họ thích ăn gà ri, nuôi tới 5-6 tháng. Gà mà nuôi to quá, bà con cũng sợ là người nuôi cho ăn tăng trọng…”- Trường nói.

Suy nghĩ của Trường cũng là thực tế của nhiều LĐ VN. Khác với TNS, nhiều LĐ đi theo dạng TTS hoặc LĐ phổ thông đều làm những công việc giản đơn theo kiểu “bảo gì làm nấy”. Ông Lê Trung Lâm- Công ty GMAS (đưa lao động đi Nhật Bản) chia sẻ: “LĐ mình đi 3 năm về, có khoảng 200 triệu đồng trong tay, không đủ vốn và kinh nghiệm để làm trang trại. Vì thế, các em lại lên thành phố, tìm tới các công ty của Nhật Bản để làm vì các em đã có vốn tiếng Nhật, hiểu tác phong làm việc của Nhật”. 

Cũng theo ông Lâm, chỉ có 25% trong số LĐ từng đi làm nông nghiệp ở Nhật quay về quê làm ăn, mở trang trại. Tuy nhiên, hiệu quả thế nào còn chưa rõ. Ông Chu Vinh Dũng - cán bộ tuyển dụng, Công ty CP TMS Nhân lực (Hà Nội) chia sẻ, công ty hiện có khoảng 70 LĐ đang làm việc về nông nghiệp ở Nhật Bản. “Các em đi làm đều là LĐ phổ thông, xác định đi kiếm tiền về để làm việc khác chứ chẳng ai muốn làm nông nghiệp ở nhà. Các em nói, ở Nhật làm nông nghiệp có máy móc hỗ trợ ở các khâu. Ở VN mà đầu tư máy móc như vậy thì không có tiền”- ông Dũng nói. 
Lê Huyền- Phạm Thanh
 
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 169


Hôm nayHôm nay : 46462

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 809664

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59817987