15:40 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Định hướng hoạt động khuyến nông trong phát triển chăn nuôi gia cầm

Thứ sáu - 19/04/2019 07:48
Hiện nay chăn nuôi gia cầm có mức độ tăng trưởng lớn nhất trong các loại vật nuôi với đa dạng các giống gia cầm, phát huy lợi thế vùng miền, tận dụng thế mạnh của địa phương, góp phần tăng đàn gia cầm.

Cuối năm 2018, tổng đàn gia cầm là 408,97 triệu con, trong đó gà là 316,92 triệu con, vịt là 76,91 triệu con, ngan là 14,37 triệu con, ngỗng là 772.400 con, chim cút là 25,64 triệu con, bồ câu là 2,41 triệu con, đà điểu là 16.77 con...

Toàn quốc có 06 vùng (cấp huyện) và 654 cơ sở chăn nuôi gia cầm tại 28 tỉnh, thành phố đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với bệnh cúm gia cầm (CGC); trong đó có các chuỗi sản xuất thịt gà chế biến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; các chuỗi sản xuất các sản phẩm gia cầm (trứng muối, lòng đỏ trứng,…) xuất khẩu sang nhiều nước. Phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 15 vùng (cấp huyện) đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gia cầm và sản phẩm gia cầm (Theo Kế hoạch Quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025).

Theo số liệu thống kê sơ bộ, cả nước có gần 70% tổng số xã phường có chăn nuôi gia cầm với trên 12 triệu hộ chăn nuôi. Trong đó, có trên 65% số hộ nuôi gia cầm ở quy mô nhỏ lẻ, vì vậy việc áp dụng chăn nuôi ATDB gặp khó khăn hoặc nhiều nông hộ không áp dụng. Chính vì vậy, trong thời gian tới, chăn nuôi gia cầm nông hộ cần được quan tâm hơn để khuyến khích các chủ hộ dần chuyển sang chăn nuôi tập trung quy mô lớn, kiểm soát được dịch bệnh cũng như tăng năng suất và chất lượng sản phẩm gia cầm.

Theo chỉ đạo của Bộ về phát triển chăn nuôi gia cầm, trong thời gian tới, hoạt động khuyến nông cần tập trung triển khai đồng bộ những nhiệm vụ sau:

1. Xây dựng chương trình, dự án khuyến nông TW

- Giống vật nuôi: Căn cứ chiến lược phát triển chăn nuôi gia cầm, phát huy thế mạnh vùng miền, ưu tiên chuyển giao những đối trượng vật nuôi ít bị cạnh tranh, những giống bản địa có chất lượng tốt như một số giống gà nội (Ri, Mía, Đông Tảo... và con lai), gà đặc sản (ác, H’Mông....), chim bồ câu, chim cút, nhưng quy mô vừa và lớn. Đặc biệt ưu tiên phát triển những sản phẩm hàng hóa chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao như gà thịt lông màu, gà đẻ trứng chất lượng cao (gà Ai cập lai, HA...). Bên cạnh đó, cần tập trung hơn nữa cả về giống gia cầm công nghiệp, giống nhập ngoại có năng suất, chất lượng cao (gắn với chế biến).

Phương thức chăn nuôi: Tăng cường xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng chăn nuôi tập trung, công nghiệp, có kiểm soát, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (TBKHKT). Ưu tiên phát triển những mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất, giết mổ đến thị trường tiêu thụ gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh sẽ được hỗ trợ 100% nhưng không quá 100 triệu/mô hình (đối với tất cả các địa bàn, theo điểm đ khoản 1 Điều 29, Nghị định 83/2018/NĐ-CP).

Các chương trình, dự án khuyến nông sẽ tập trung xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi gia cầm gia trại, trang trại quy mô lớn ở những vùng trung du, miền núi (mật độ dân số thấp), đảm bảo biệt lập, xa khu dân cư để xây dựng những vùng chăn nuôi trọng điểm.

Từng bước xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt nhằm nâng cao giá trị ngành hàng chăn nuôi, cập nhật các thông tin về các TBKHKT mới, lựa chọn và khuyến cáo, thúc đẩy ứng dụng những kỹ thuật, công nghệ phù hợp, khả thi để phát triển sản xuất cho từng loại đối tượng, vùng miền khác nhau.

Thú y và Phòng chống dịch bệnh: Đặc biệt ưu tiên chương trình, dự án khuyến nông chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học (ATSH), ATDB và thực hành chăn nuôi tốt, truy xuất nguồn gốc, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường.

Hỗ trợ tối đa 100% chi phí chứng nhận cơ sở sản xuất thực phẩm an toàn, cơ sở ATDB khi tham gia xây dựng mô hình theo quy định hiện hành (đối với tất cả các loại mô hình, theo điểm e khoản 1 Điều 29, Nghị định 83/2018/NĐ-CP).

Áp dụng công nghệ cao: Xây dựng mô hình và hỗ trợ việc lắp đặt các thiết bị tự động, thông minh trong chăn nuôi gia cầm như hệ thống chuồng kín, làm mát, máng ăn, máng uống, thu trứng, tải phân... được hỗ trợ tối đa 40% tổng kinh phí thực hiện mô hình (đối với tất cả các địa bàn, theo điểm d khoản 1 Điều 29, Nghị định 83/2018/NĐ-CP), để tiết kiệm nhân lực, giảm giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, tăng hiệu quả chăn nuôi. Đồng thời tạo vùng sản suất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

 

Ưu tiên xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi thực hành sản xuất nông nghiệp tốt...

 

- Ưu tiên xây dựng và nhân rộng các mô hình sau (Theo khoản 3 Điều 8, Nghị định 83/2018/NĐ-CP):

a) Mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; mô hình sản xuất có chứng nhận; mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái;

b) Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp;

c) Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững;

d) Mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại, bảo vệ môi trường;

đ) Mô hình phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững cho các đối tượng yếu thế ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn;

e) Các mô hình theo nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển của ngành, địa phương gắn với xây dựng Nông thôn mới.

2.  Công tác đào tạo huấn luyện

Tăng cường đào tạo cho các chủ trang trại, chủ hộ về chăn nuôi gia cầm đảm bảo ATSH, ATDB, thực hành chăn nuôi tốt, sản xuất hàng hóa liên kết theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất, giết mổ đến thị trường tiêu thụ. Ưu tiên đào tạo theo chuỗi liên kết chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi.

Tập trung nâng cao kiến thức chuyên môn, phương pháp, kỹ năng đào tạo cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông để chuyển tải các TBKT, các quy trình chăn nuôi gia cầm, áp dụng công nghệ mới, gắn nội dung lý thuyết với thăm quan, thực hành, giúp các chủ hộ chăn nuôi dễ dàng tiếp thu kiến thức và áp dụng được trong thực tế sản xuất.  

Tiếp tục phối hợp, hợp tác với các chương trình, dự án, hoạt động quốc tế, các yêu cầu về ASEAN GAHP, Global GAHP, cập nhật những tiến bộ mới trong chăn nuôi gia cầm, trong phương pháp và kỹ năng đào tạo, tập huấn để tăng hiệu quả đào tạo, tập huấn khuyến nông. Đồng thời xây dựng các bộ tài liệu chuẩn quốc gia để sử dụng cho toàn bộ hệ thống khuyến nông.

3. Thông tin tuyên truyền

Luôn cập nhật các chỉ đạo, định hướng của Bộ, ngành, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Chăn nuôi Thú y nói chung, gia cầm nói riêng để chủ động đề xuất nội dung, định hướng chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tập trung thông tin tuyên truyền về các hoạt động khuyến nông, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm đảm bảo ATSH, ATDB, thực hành chăn nuôi tốt, sản xuất hàng hóa liên kết theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất, giết mổ đến thị trường tiêu thụ. Đồng thời giúp người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm an toàn, chất lượng góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm.

Tiếp tục phối hợp với Cục Chăn nuôi, các đơn vị trong Bộ, các nhà khoa học và các địa phương tổ chức các Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp, các hội nghị, hội thảo, các chuyên mục liên quan trong lĩnh vực Chăn nuôi – Thú y nói chung, gia cầm nói riêng để gắn kết nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người chăn nuôi, phối hợp trong việc phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.

Tập trung truyền thông cho nhóm chăn nuôi nông hộ và gia trại. Thực hiện các hoạt động tư vấn, trao đổi, giải đáp về chính sách, kỹ thuật, thị trường về chăn nuôi gia cầm thông qua chuyên mục “Tư vấn, hỏi đáp”, “Bạn của nhà nông”, “Chương trình Khuyến nông”, Số tay trong “Chào buổi sáng bông lúa”,... tại các trên truyền hình (VTV1, VTV2, VTV9, VTC16) và Đài tiếng nói Việt Nam (VOV); tuyên truyền trên trang web “Khuyến nông Việt Nam”, Bản tin “Khuyến nông Việt Nam”, các báo Nông nghiệp, Nông thôn ngày nay...

Hoạt động khuyến nông trung ương sẽ triển khai đồng bộ trên mọi miền đất nước, giúp người chăn nuôi và cả xã hội cùng góp phần phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững ./.

Liên Hương

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia/ Khuyennong.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: gia cầm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 39970

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1259799

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58851854