02:35 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đưa điện về nông thôn: Thách thức từ thu xếp vốn

Chủ nhật - 01/12/2019 10:05
Để thực hiện được mục tiêu 100% số hộ dân được sử dụng điện và 100% xã đạt tiêu chí về điện trong xây dựng nông thôn mới, thu xếp vốn chính là thách thức lớn nhất đối với ngành điện.
Huy động chục nghìn tỷ
 
Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, 10 năm qua (2010 - 2019), EVN đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, độ tin cậy cung cấp điện cho khu vực nông thôn.
 
Cụ thể, tiếp tục đầu tư cấp điện cho các khu vực nông thôn chưa có điện và nâng cao năng lực hệ thống cung cấp điện khu vực nông thôn, hải đảo. Cùng với đó, thực hiện tiếp nhận và quản lý lưới điện trung, hạ áp nông thôn từ các ngành, tổ chức quản lý điện nông thôn, tập trung nguồn vốn thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện trung, hạ áp nông thôn sau khi đã tiếp nhận bàn giao.
 
Tổng số vốn đầu tư cho điện nông thôn trong 10 năm qua đạt hơn 81.700 tỷ đồng, trong đó, vốn từ ngân sách Trung ương khoảng 13.900 tỷ đồng; vốn đối ứng của EVN gần 4.600 tỷ đồng; nguồn vốn EVN vay ODA từ các tổ chức quốc tế là hơn 63.000 tỉ đồng (tương đương 3 tỷ USD). Với nguồn vốn đầu tư trên, tính đến nay, cả nước đã có 8.072/8.902 xã đạt tiêu chí số 4, chiếm 90,7%.
 
Theo ông Cao Quốc Hưng - Thứ trưởng Bộ Công Thương, việc đầu tư phát triển điện nông thôn trong 10 năm qua đã làm cho bức tranh cung cấp điện nông thôn thay đổi đáng kể, từ mức chỉ đáp ứng ở mức cơ bản, lên mức độ đáp ứng hầu hết các yêu cầu về điện với chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ số xã đạt tiêu chí số 4 chưa đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ giao và mục tiêu của Bộ Công Thương là 95,16% xã đạt tiêu chí số 4.
 
Nguyên nhân chính là do vốn đầu tư cho điện nông thôn rất cao, suất đầu tư lớn, không được hỗ trợ từ nguồn vốn của Chương trình xây dựng nông thôn mới, nguồn lực thu hút vốn đầu tư vào lưới điện chủ yếu là vốn của EVN.
 
 
dl.jpg
Thu xếp vốn chính là thách thức lớn nhất đối với ngành Điện.
 
 
“Đầu tư lưới điện nông thôn là đầu tư hạ tầng, trong khi lượng điện tiêu thụ tại các vùng nông thôn ít, doanh thu bán điện thấp, nhưng khối lượng và chi phí đầu tư quá lớn. Hầu hết các dự án cấp điện nông thôn không đảm bảo hiệu quả và tính khả thi về tài chính, nên khó vay vốn của các tổ chức trong và ngoài nước, ngoại trừ các nguồn vốn được hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế”, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng cho biết .
 
Các tỉnh cần chung sức
 
Theo Bộ Công Thương, việc đưa hơn 9% số xã còn lại đạt chuẩn điện về Nông thôn mới là nhiệm vụ không đơn giản với EVN, bởi đây là những địa phương khó khăn nhất, nằm ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó, người dân sống thưa thớt, rải rác, nằm quá xa lưới điện quốc gia, nên suất đầu tư cấp điện khá cao, khó thể huy động và điều tiết được nguồn vốn để đầu tư đồng bộ.
 
Trước thách thức trên, EVN đã kiến nghị Chính phủ xem xét, cân đối bố trí vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, đồng thời chỉ đạo các Bộ, ngành làm việc với các tổ chức quốc tế tìm kiếm các nguồn vốn ưu đãi và có cơ chế hỗ trợ lãi suất cho EVN và các tổng công ty điện lực thực hiện các dự án đầu tư lưới điện cho khu vực nông thôn. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng trong nước có chế độ ưu đãi, hỗ trợ vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện nông thôn, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả.
 
Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc EVN cũng đề nghị UBND các tỉnh ưu tiên bố trí vốn ngân sách hàng năm của tỉnh, thực hiện đầu tư cấp điện cho các hộ chưa có điện khi ngân sách trung ương chưa thể bố trí vốn, lồng ghép các nguồn vốn như Chương trình 30a, Chương trình 135... để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới vì các dự án này mang tính công ích, thực hiện mục tiêu an sinh xã hội nên không thể vay vốn thương mại để đầu tư.
 
Trước các kiến nghị của EVN, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bố trí nguồn vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng lưới điện nông thôn, ưu tiên các xã nằm trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới vào các dự án mục tiêu sớm hoàn thành tiêu chí. Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ chú trọng nghiên cứu xây dựng cơ chế phù hợp khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Nghiên cứu đầu tư cấp điện từ các nguồn năng lượng khác như, năng lượng mặt trời, gió, thủy điện nhỏ... cấp điện cho các thôn bản chưa có điện, những nơi dân cư thưa thớt, nằm quá xa nguồn điện, suất đầu tư cao không thể cấp điện bằng nguồn lưới điện quốc gia.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256


Hôm nayHôm nay : 33906

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1253735

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58845790