00:27 EDT Thứ ba, 16/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Giang: Tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ hai - 20/05/2019 20:35
Trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Giang, giai đoạn 2016 – 2020 nêu rõ: “Đẩy mạnh phát triển cam, chè, cây dược liệu và phát triển chăn nuôi trâu, bò và đàn ong theo hướng hàng hóa”. Đây chính là 6 sản phẩm nông nghiệp thế mạnh mang tính đặc thù của Hà Giang trong đó có 4 sản phẩm nông nghiệp thế mạnh đã được cấp Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý (gồm cam sành, chè Shan, bò vàng và mật ong bạc hà).

o đặc điểm của địa hình chia cắt mạnh, Hà Giang đã hình thành nên nhiều tiểu vùng thời tiết khí hậu khác nhau. Điều đó đã tạo cho Hà Giang hình thành nên nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương.

Tính đến thời điểm cuối năm 2018, tổng diện tích cam sành của Hà Giang đạt trên 8.715 ha; trong đó có 2.776 ha cam sành đã được cấp Chứng nhận an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP. Tổng sản lượng cam sành đạt trên 62.600 tấn; trong đó, sản lượng cam VietGAP đạt trên 35.000 tấn. Cam sành của Hà Giang không những được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận Chỉ dẫn địa lý mà còn được Hiệp hội Khoa học và Công nghệ thực phẩm Việt Nam chứng nhận Danh hiệu vàng “Món ngon tinh hoa ẩm thực Việt”. Hiện tỉnh Hà Giang đang tập trung mở rộng diện tích cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP, phấn đấu đến cuối năm 2020 tổng diện tích cam đạt tiêu chuẩn VietGAP chiếm 50% diện tích cam của tỉnh

Cùng với đó, Hà Giang là tỉnh có diện tích chè đứng thứ 3 cả nước (chỉ sau Lâm Đồng và Thái Nguyên). Tính đến thời điểm cuối năm 2018, tổng diện tích chè của Hà Giang đạt gần 21.000 ha (chủ yếu là diện tích chè Shan, chiếm trên 90% diện tích); trong đó, diện tích cho thu hoạch đạt trên 18.000 ha và sản lượng chè búp tươi đạt gần 72.000 tấn/năm. Diện tích chè đạt tiêu chuẩn GAP gần 10.000 ha (chiếm 50,5% diện tích cho thu hoạch), chè đạt tiêu chuẩn VietGAP đạt gần 5.000 ha, chè hữu cơ gần 4.600 ha. Các sản phẩm chè của Hà Giang đã khẳng định thương hiệu về chất lượng, nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay Hà Giang đang tập trung mở rộng diện tích chè hưu cơ; phấn đấu đến cuối năm 2020, tổng diện tích chè hữu cơ của tỉnh đạt trên 5.500 ha.

Hà Giang đang triển khai Dự án Phát triển cây dược liệu tại 6 huyện 30a nhằm xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, tổng diện tích cây dược liệu đã trồng của Hà Giang đạt trên 1.800 ha. Phấn đấu đến năm 2020, Hà Giang sẽ trở thành vùng trọng điểm về cây dược liệu của các tỉnh vùng Đông Bắc và có đủ khả năng cung cấp nguồn dược liệu cho các cơ sở chế biến.

Ngoài ra, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã tập trung phát triển đàn trâu, bò hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Tính đến cuối năm 2018, tổng đàn trâu bò của Hà Giang đạt trên 22.000 con, chủ yếu tập trung tại 4 huyện cao nguyên đá (gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ chiếm trên 65% tổng đàn trâu, bò của tỉnh). Việc phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa tại  4 huyện cao nguyên đá đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo đối với người dân toàn tỉnh nói chung và đồng bào 4 huyện cao nguyên đá nói riêng. Giống bò của Hà Giang chủ yếu là giống bò vàng địa phương có năng suất cao và chất lượng thịt thơm ngon và đã được Bộ Nông nghiệp - PTNT bình chọn và đưa vào danh sách bảo tồn. Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình “ Phục hồi và cải tạo giống bò vàng địa phương bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo”. Nhờ đó, năng suất và chất lượng thịt bò của Hà Giang không ngừng được nâng lên.

Bên cạnh đó, Hà Giang đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Bảo tồn nguồn gen của giống ong nội địa phương” nhằm nâng cao năng suất và chất lượng mật ong bạc hà tại 4 huyện vùng cao nguyên đá. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, tổng số đàn ong của Hà Giang đạt gần 35.000 đàn (trong đó, riêng 4 huyện cao nguyên đá có trên 21,5 nghìn đàn, chiếm trên 63% số đàn ong của tỉnh) và tổng sản lượng mật ước đạt gần 194 tấn/năm. Việc đẩy mạnh phát triển đàn ong khai thác mật hoa cây bạc hà đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giầu của người dân tại vùng cao nguyên đá của Hà Giang.

Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang cho biết: Trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đang tập trung nâng cao giá trị của các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và đề ra nhiều chính sách đầu tư, thu hút các doanh nghiệp tham gia trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của tỉnh…

Phạm Văn Phú

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Giang/ KhuyennongVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 174


Hôm nayHôm nay : 17866

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 593960

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59602283