05:37 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội: Làm giàu từ những đặc sản Chùa Hương

Thứ năm - 27/06/2019 05:01
Thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã xây dựng những mô hình sản xuất phù hợp với đặc điểm của địa phương làm du lịch, giúp nhiều hội viên vươn lên làm giàu, trở thành tỷ phú tại địa phương.

Hội CCB xã Hương Sơn hiện có gần 900 hội viên, trong đó gần 500 hội viên có các mô hình phát triển kinh tế cho thu nhập bình quân từ 300 đến 500 triệu đồng/năm nhờ các mô hình kinh tế rừng, đồi, ao chuồng kết hợp với trồng cây đặc sản tại địa phương. Ông Nguyễn Quốc Việt - Chủ tịch Hội CCB xã Hương Sơn cho biết: “Không biết từ khi nào, rau sắng, củ mài, quả mơ chua... đã trở thành món ăn nổi tiếng của núi rừng Hương Sơn, là món quà không thể thiếu của du khách thập phương mỗi khi hành hương về miền đất này”Những năm gần đây, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức tích cực phát triển mô hình trồng rau sắng gắn với bảo vệ rừng giúp người dân nâng cao thu nhập. Quan trọng hơn, đây còn là phương án bảo tồn nguồn gen quý của loại đặc sản này. Tiêu biểu trong số đó là CCB Đồng Văn Chức, Vương Ngọc Kiện,và CCB Đồng Quốc Triệu ở thôn Đục Khê.

Sau khi xuất ngũ trở về, CCB Đồng Văn Chức quyết tâm phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương. Với sự cần cù của người CCB, mảnh đất hoang ngày nào nay đã giúp đình ông làm giàu. Với 4 ha đất rừng và một số cây rau sắng của cha ông để lại có thâm niên hàng trăm năm tuổi, đến nay gia đình ông đã nhân giống và trồng được hàng nghìn cây cho thu nhập ổn định. Mỗi năm gia đình ông thu được 300 kg/vụ, với giá bán bình quân 250.000 đồng/kg, có thời điểm đầu xuân hội giá rau có thể lên đến 700.000 đồng/kg. Từ nguồn gen quý của loại cây đặc sản này, mỗi năm ông còn nhân 5.000 cây con giống với giá bán 10.000 đồng/cây. Đặc biệt, khi nhắc tới ẩm thực chùa Hương mỗi du khách đều không thể bỏ qua một món ăn nổi tiếng, chè củ mài như là một thứ quà của miền đất Phật dành riêng cho khách hành hương. Được trồng dưới tán rừng và cây rau sắng, mỗi năm gia đình CCB Đồng Văn Chức thu sản lượng được hơn 1 tấn củ mài, với giá bán tại nhà 100.000 đồng/kg, cho lợi nhuận hơn 100 triệu đồng. Ngoài việc chế biến thành bột củ mài nấu chè, làm bánh vừa ngon miệng, củ mài còn là vị thuốc bổ dân gian dùng điều trị chữa bệnh đái tháo đường, bí tiểu tiện... Bên cạnh việc trồng các loại cây, củ đặc sản, ông còn xây dựng chuồng trại, nuôi 20 con dê sinh sản, hai năm gia đình ông thu được 3 lứa dê, thu lãi 50 triệu đồng/năm.

 

CCB Đồng Văn Chức (bên trái) giới thiệu về cây rau sắng 40 năm tuổi của gia đình

 

Giống với mô hình CCB Chức, CCB Vương Ngọc Kiện ngoài thu nhập ổn định từ 5.000 gốc cây rau sắng, ông còn phát triển đặc sản mơ Hương Tích. Nhờ thổ nhưỡng đặc biệt của vùng núi đá vôi với diện tích 3,4ha, hiện nay gia đình ông đang trồng 500 gốc mơ (trong đó có 3 cây cổ trên 70 năm tuổi, 200 gốc 4 năm tuổi còn lại là mới trồng được 2 năm).

Ông Kiện chia sẻ: “Vụ mơ năm nay gia đình tôi đã thu được hơn 500 kg mơ, mơ chín đến đâu có người đặt mua hết đến đó, không có mà bán. Mơ chùa Hương nổi tiếng khắp đất Bắc bởi quả to, hạt nhỏ, cùi dày và mọng nước, vị chua nhẹ, thanh mà không gắt như các nơi khác nên bán rất được giá. Khách đến tận vườn có thể vừa chụp ảnh vừa hái mua với giá bán 100.000 đồng/kg”.

Quả mơ là món quà quý của Hương Sơn, thường được các vị khách mua về làm quà dùng để làm nước giải khát hay chế biến thành rượu mơ. Cùng với mơ và rau sắng, gia đình ông Kiện còn sở hữu một vườn dược liệu rộng lớn dưới tán rừng.

Ông Kiện cũng cho biết thêm: “Tôi trồng 43 loại cây dược liệu, trong đó có nhiều cây rất quý hiếm và cần được bảo tồn; còn một số cây trồng phổ biến như địa liền, gừng gió, tam thất nam, sâm đại hành, sạ đen, sả, đơn tướng quân, cỏ xước, thiên niên kiện, mạch môn… Gia đình tôi làm nghề chữa bệnh từ cây dược liệu này đến đời tôi là 3 đời nên các cây dược liệu này phục vụ nguyên liệu cho tôi làm nghề bốc thuốc chữa bệnh và đổ buôn cho các hộ cất hàng bán cho du khách đến chùa Hương, mỗi năm trừ chi phí cũng cho thu nhập 300 triệu đồng”.

Nắm bắt nhu cầu ẩm thực của du khách ngày càng tăng, với phương châm “mỗi gia đình một sản phẩm”, CCB Đồng Quốc Triệu ở thôn Đục Khê, xã Hương Sơn lại có hướng đi khác trong phát triển kinh tế. Sau khi được tham dự các lớp tập huấn về chăn nuôi tại địa phương, ông nghĩ đến nuôi cá kết hợp với nuôi dê là phù hợp với điều kiện của mình và nhu cầu của các nhà hàng phục vụ du khách đến Chùa Hương về thực phẩm cá sạch là rất lớn. Nghĩ là làm, năm 2014, với diện tích 1,5ha của gia đình ông đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng và anh em bạn bè, kè hệ thống bờ và nền đáy ao kiên cố phát triển thành mô hình nuôi cá thương phẩm sạch, chủ yếu là các loại cá trắm, chép... Do là cá thương phẩm sạch ông nuôi thức ăn chủ yếu là cỏ và cám là chính nên hầu như cá không bị chết vì dịch bệnh, mỗi năm gia đình ông thu từ 1 đến 2 lứa với trọng lượng cá phải đạt từ 3 kg/con trở lên mới xuất bán. Hiện nay, mỗi năm gia đình ông cung cấp ổn định và chủ yếu vào đầu xuân cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn xã Hương Sơn khoảng gần 20 tấn cá, với giá bán dao động khoảng từ 45.000 - 50.000đ/kg. Ngoài ra, hiện nay gia đình ông còn nuôi 27 con dê sinh sản. Nhờ việc nắm bắt nhạy bén thị trường mà CCB Đồng Quốc Triệu bước đầu đã thành công với mô hình kinh tế nuôi cá thương phẩm sạch và nuôi dê, trừ chi phí gia đình ông thu được khoảng gần 300 triệu/năm, tạo thu nhập ổn định cho gia đình, từng bước vươn lên làm giàu.

Nói về mong muốn cũng như dự định thời gian tới để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất các mô hình đặc sản tại địa phương, những CCB đều mong muốn được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thời hạn kéo dài hơn để đầu tư vào phát triển thêm cây, con giống mới và mở rộng quy mô. Sản vật từ rừng nhiều là vậy nhưng thị trường tiêu thụ vẫn chủ yếu trông vào du khách trong mùa lễ hội chùa Hương. Hi vọng với nhãn hiệu độc quyền cây rau sắng Chùa Hương vừa được công bố sẽ tạo điều kiện thuận lợi liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng hơn nữa cánh cửa làm giàu chính đáng từ rừng.

Nguyễn Thị Thanh Hiếu

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội/ Khuyến nông VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 192

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 189


Hôm nayHôm nay : 34352

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 797554

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59805877