17:03 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

“Hạt nhân” phát triển công nghiệp nông thôn

Thứ năm - 17/09/2015 04:52
81 hợp tác xã (HTX) CN-TTCN Hà Tĩnh chủ yếu hoạt động trong 2 nhóm ngành chính là chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nông thôn theo hướng sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt, đa số HTX CN-TTCN tập trung ở nông thôn nên được coi là “hạt nhân” của phát triển công nghiệp khu vực này.
“Hạt nhân” phát triển công nghiệp nông thôn
HTX Hà Hải góp phần giải quyết việc làm cho 30 lao động với thu nhập từ 3-6 triệu đồng/người/tháng.

Mặc dù chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng số HTX đang hoạt động nhưng các HTX CN-TTCN được Liên minh HTX tỉnh đánh giá là loại hình SXKD tương đối ổn định, lợi nhuận khá, giải quyết việc làm (GQVL) thường xuyên cho các thành viên. Đặc biệt là các HTX thiên về chế biến các sản phẩm từ nông, lâm, ngư nghiệp đã phát huy năng lực, tạo sắc màu mới trong bức tranh chung về sản xuất ở các vùng nông thôn.

HTX Thu mua, Chế biến thủy, hải sản Thiên Phú (Thạch Kim, Lộc Hà) thành lập năm 2010 với 10 thành viên đã khẳng định được sức mạnh tập thể khi trở thành địa chỉ tin cậy của cả người cung cấp nguồn hàng và khách hàng trong cả nước. Cơ sở sản phẩm bột cá của HTX Thiên Phú đã tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu đầu vào với công suất 100 tấn cá tươi, tạo ra 30 tấn cá bột khô/ngày đêm. Đặc biệt, HTX lớn nhất xã Thạch Kim này đã GQVL cho 30 lao động thường xuyên và trên 100 lao động thời vụ với mức lương 5 triệu đồng/người/ tháng.

“Hạt nhân” phát triển công nghiệp nông thôn
HTX chế biến thủy hải sản Thiên Phú (Thạch Kim) thu mua cá làm nguyên liệu.

Với hệ thống nhà xưởng gia công cơ khí, nhà kho, quầy dịch vụ ngư cụ, máy móc và trang thiết bị tương đối hiện đại; đội ngũ thợ kỹ thuật lành nghề, đủ năng lực đóng mới, sửa chữa và bảo dưỡng 600-700 lượt tàu thuyền, HTX Hải Hà (Thạch Kim) chuyên sửa chữa tàu thuyền, cung cấp ngư cụ, máy móc cho ngư dân cũng là một trong những đơn vị nổi bật.

Giám đốc Lê Tiến Hải chia sẻ: “Các thành viên trong ban giám đốc đã được tham dự các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp; quan trọng hơn là sự hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn đã giúp HTX nhanh chóng vượt qua khó khăn, tạo uy tín trên thị trường. Hiện, HTX góp phần GQVL thường xuyên cho 25 lao động với thu nhập 3-6 triệu đồng/người/tháng”.

HTX May Thanh Thủy vừa mới thành lập (tháng 6/2015) đang hy vọng nhen nhóm “ngọn gió lành” trên vùng tái định cư phường Kỳ Phương (TX Kỳ Anh). Chị Trần Thị Thuận - Giám đốc HTX cho biết: “Mặc dù mới thành lập nhưng HTX nhận được sự ủng hộ của chính quyền cũng như bà con trong vùng, nhất là chị em. Tháng đầu tiên chủ yếu cho chị em làm quen, học việc nhưng vẫn được hỗ trợ 2-2,2 triệu đồng/người. Dự kiến, thu nhập ngoài lương sẽ được hưởng theo sản phẩm với mức trung bình 3-4 triệu đồng/người/ tháng”.

Nhìn nhận về vai trò của các HTX CN-TTCN, Phó Giám đốc Liên minh HTX tỉnh Nguyễn Trọng Hảo cho rằng: “HTX là đối tượng của phát triển công nghiệp nông thôn, tham gia xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững. Khi tham gia thị trường, HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, bình đẳng với các doanh nghiệp và được nhìn nhận như là hạt nhân phát triển, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nông thôn theo hướng sản xuất công nghiệp và dịch vụ”.

Tuy nhiên, theo đánh giá, ngoài một số ít HTX chủ động tìm hướng đi thích hợp, đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm... thì phần lớn HTX CN-TTCN có quy mô không lớn, công nghệ chưa hiện đại, lao động thủ công là phổ biến… Theo đó, các HTX gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vay vốn tín dụng, thiếu vốn đầu tư nâng cấp trang thiết bị, máy móc, chất lượng sản phẩm chưa cao, thị trường tiêu thụ chưa bền vững.

“Từng bước tháo gỡ vướng mắc, HTX CN-TTCN đã nhận được sự đồng hành từ chính quyền, đoàn thể các cấp như hỗ trợ thành lập mới, vay vốn ưu đãi, khuyến công... Những chương trình hỗ trợ đã giúp nhiều HTX xác định hướng đầu tư hiệu quả, từ đó, mở rộng SXKD và tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong, ngoài nước; đồng thời, giúp các HTX phát triển theo hướng bền vững. Ngoài ra, các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần GQVL, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động làm việc trong các HTX, phát triển các HTX CN-TTCN ở những ngành nghề có thế mạnh, có nguồn nguyên liệu tại chỗ, sử dụng lực lượng lao động địa phương… là những chương trình hỗ trợ đã khẳng định được hiệu quả và tiếp tục được triển khai trong thời gian tới” - Phó Giám đốc Liên minh HTX tỉnh Nguyễn Trọng Hảo cho biết thêm.

Theo Báo Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 80

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 78


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 977711

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59986034