06:22 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng đi mới thu lãi gấp 4 lần so với trồng lúa

Thứ hai - 11/09/2017 20:33
Sản xuất mướp đắng theo hướng thực hành tốt trong nông nghiệp (VietGap) ở tỉnh Thừa Thiên - Huế là mô hình kinh tế mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần so với trồng lúa.

 

Sản xuất mướp đắng theo hướng thực hành tốt trong nông nghiệp (VietGap). Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN

Đây cũng là mô hình mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người nông dân ở địa phương, nhất là ở vùng đất lúa kém hiệu quả, thấp trũng hoặc đất cát pha. 

Theo nhiều hộ trồng mướp đắng, từ đầu tháng 9/2017 đến nay, mướp đắng trồng theo VietGap bán được 20.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 5.000 đồng/kg so với sản xuất thông thường. 

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã hình thành các vùng chuyên canh trồng mướp đắng với hàng trăm ha, tập trung ở các xã thuộc huyện Quảng Điền là Quảng Lợi, Quảng Thái, Quảng Thọ, thị trấn Sịa; 3 xã thuộc huyện Phong Điền là Điền Hải, Điền Môn, Điền Hòa; vùng ven phá Tam Giang ở các huyện Phú Vang, hai thị xã Hương Trà và Hương Thủy... 

Hộ ông Hoàng Văn Đình, xã Điền Hải, huyện Phong Điền có 3 sào đất lúa (mỗi sào 500m2). Do trồng lúa kém hiệu quả nên ông Đình đã chuyển sang trồng mướp đắng theo VietGap. Theo ông Đình, trồng mướp đắng theo VietGap cho năng suất cao hơn so với cách làm truyền thống và sản xuất được quanh năm. 

Bên cạnh đó, việc áp dụng các kỹ thuật mới, bón phân cân đối, hạn chế và dùng thuốc trừ sâu đúng theo quy định, giúp giảm được chi phí trong sản xuất. Ông Đình nhẩm tính, sau khi trừ chi phí, mỗi sào mướp đắng cho thu lãi từ 12 - 15 triệu đồng/năm, cao gấp 4 lần so với trồng lúa. 

Mướp đắng đang trở thành cây trồng chủ lực trong mô hình kinh tế vườn ở Thừa Thiên - Huế, do mướp đắng dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc và vốn đầu tư, năng suất cao và thích hợp với đồng ruộng thấp trũng và bị chua phèn vùng ven biển, phá Tam Giang. Mướp đắng được trồng theo VietGap cũng có đầu ra ổn định và bán được giá cao. 

Ngành nông nghiệp Thừa Thiên - Huế cùng các địa phương đã và đang hỗ trợ nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc mướp đắng sao cho có năng suất cao, quả to và mọng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất bán đi các địa phương khác và cung ứng cho các siêu thị. Các địa phương trong tỉnh cũng đã quy hoạch vùng trồng mướp đắng, xây dựng hệ thống tưới tiêu và hỗ trợ đầu ra ổn định.
 

 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 226

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 224


Hôm nayHôm nay : 36220

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 799422

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59807745