10:53 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Huyện nghèo Chư Pưh bứt phá, người dân tăng thu nhập

Thứ ba - 03/12/2019 04:51
Là huyện nghèo có xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, đa phần các xã thuộc diện khu vực II, khu vực III, sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã dần "thay da đổi thịt", đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.

Tạo bứt phá từ nông nghiệp

Ngày 27/8/2009 có lẽ là mốc thời gian đáng nhớ nhất của cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh. Bởi đó là ngày huyện được thành lập trên cơ sở tách các xã phía Nam của huyện Chư Sê. Những ngày đầu thành lập, huyện phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi có tới 2 xã vùng III (14 làng) và 18 làng đặc biệt khó khăn của các xã vùng II; 51 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo cao. Điều kiện cơ sở vật chất, trang-thiết bị phục vụ hoạt động công tác và an sinh xã hội còn thiếu thốn.

Sau khi chia tách từ huyện Chư Sê, Chư Pưh trở thành “thủ phủ hồ tiêu” của tỉnh với hơn 1.000 ha. Ngoài ra, huyện còn có hơn 3.000 ha cà phê và trên 4.000 ha cao su. Điều kiện thuận lợi này đã giúp Chư Pưh tạo đà phát triển kinh tế-xã hội trong nhiều năm. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, nhiều diện tích hồ tiêu của huyện bị bệnh rồi chết hàng loạt; giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực cũng liên tục giảm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân trên địa bàn, trong đó nhiều hộ khá bỗng trở thành hộ nghèo, còn hộ nghèo lại càng nghèo hơn… Thậm chí nhiều hộ sống trong nợ nần, phải bỏ xứ tìm kế mưu sinh.

 huyen ngheo chu puh but pha, nguoi dan tang thu nhap hinh anh 1

Bộ mặt nông thôn ở Chư Pưh ngày càng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Văn Hà

Trước tình hình đó, chính quyền huyện Chư Pưh đã phối hợp các Sở, ngành của tỉnh triển khai nhiều dự án, mô hình giúp bà con nông dân tháo gỡ khó khăn. Cũng trong thời gian này, huyện Chư Pưh bắt tay vào triển khai chương trình xây dựng NTM, theo đó UBND huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm khơi dậy sức dân, tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển cây trồng chủ lực như hồ tiêu, bơ ghép, sầu riêng…, chuyển đổi những diện tích hồ tiêu, cà phê kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái; liên kết sản xuất với doanh nghiệp tạo tiền đề bứt phá, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Nguyễn Long Khánh – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Chư Pưh cho biết: “Hiện nay, huyện đã triển khai được một số mô hình xóa đói giảm nghèo, cho thu nhập cao như: Tưới nước tiết kiệm trên cây hồ tiêu, phát triển hồ tiêu bền vững theo hướng VietGAP, mô hình trồng bơ ghép, sầu riêng ghép; hỗ trợ giống vật nuôi như heo sọc dưa, ngan Pháp, gà sao, dê…Ngoài ra, huyện còn hỗ trợ các giống lúa mới cho năng suất, chất lượng cao; tập trung xây dựng các cánh đồng lớn, phát triển giống lúa địa phương…, qua đó giúp bà con tiết kiệm kinh phí đầu tư và tăng hiệu quả sản xuất.

Cũng theo ông Khánh, nhờ sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, đến nay, huyện đã có 10 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 52 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao khoa học, kỹ thuật trên các loại cây trồng, 215 trang trại hoạt động có hiệu quả.

Bên cạnh sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Chư Pưh đã tự tìm hiểu, tham khảo học tập để triển khai các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đơn cử như hộ bà Ngô Thị Luyến (thị trấn Nhơn Hòa), từ một hộ nghèo, bà đã mạnh dạn đầu tư trồng 4 sào rau màu các loại, tùy theo mùa và nhu cầu của khách đặt với các giống như dưa leo, đậu ve, mướp đắng...

Nhờ có đầu ra ổn định, gia đình bà Luyến đã có nguồn thu nhập ổn định, có đồng ra đồng vào lo cho cuộc sống gia đình. Vui mừng với mô hình mới, bà Luyến chia sẻ: "Lúc đầu chuyển đổi mô hình cũng gặp trở ngại, chưa có kinh nghiệm sản xuất, công chăm sóc nhiều, sâu bệnh hư hại, nhưng qua tìm hiểu tài liệu, hướng dẫn của những hộ có kinh nghiệm và cán bộ khuyến nông, đến nay gia đình tôi yên tâm với lựa chọn này và mong sẽ tiêu thụ thuận lợi, ngày càng phát triển".

Huy động sức dân xây dựng nông thôn mới

Bên cạnh nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, huyện Chư Pưh xác định việc xây dựng kết cấu hạ tầng là khâu đột phá trong xây dựng NTM, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Theo đó, nguồn lực huy động phần lớn tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông; vận động người dân hiến đất, đóng góp tiền của, công sức cùng với Nhà nước xây dựng hạ tầng.

Trong 10 năm qua, huyện đã huy động được 720 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng NTM. Trong đó: Vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Trung ương hơn 35 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 4 tỷ đồng, vốn cộng đồng dân cư hơn 65 tỷ đồng và các nguồn vốn huy động khác. Ủy ban Nhân dân  huyện đã vận động tối ưu, đầu tư xây dựng được hơn 77km đường trục xã, đường từ các xã đến huyện được bêtông hóa; 113km đường trục thôn, ngõ xóm sạch sẽ không lầy lội vào mùa mưa; đường trục Nội Đông được xây dựng hơn 146km đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa phương.

Đặc biệt, huyện Chư Pưh rất quan tâm đến đầu tư, cải thiện giáo dục cho các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn huyện hiện có 37 trường học, với 642 lớp học đang được từng bước đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ cho chất lượng học tập của học sinh trên địa bàn. Đến cuối năm 2017 có 6/8 xã đạt chuẩn về tiêu chí trường học.

Công tác khám chữa bệnh cho người dân cũng được huyện quan tâm đầu tư. Hiện Chư Pưh có một trung tâm y tế và 7/8 trạm y tế xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn quốc gia đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho người dân. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế  trên địa bàn đạt là 92%...

Nếu như năm 2015 mới Chư Pưh có 2 xã đạt chuẩn NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn chỉ đạt 8 - 9 tiêu chí thì đến nay đã có 4 xã đạt chuẩn NMT, bình quân chung các xã trên địa bàn tỉnh đạt 14,88 tiêu chí/xã và không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí.

Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng Chư Pưh vẫn duy trì được tốc độ phát triển theo hướng tích cực, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Bộ mặt của huyện ngày càng khang trang, rộng mở. Hệ thống điện, đường, trường, trạm có sự chuyển biến khởi sắc, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, xuống còn 10,16%.

Văn Hà/http://danviet.vn/
X
em bài viết gốc tại đây!

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 255


Hôm nayHôm nay : 59091

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1278920

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58870975