07:52 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ít ai ngờ nuôi dê trên vùng đất nhiễm mặn lại trở nên giàu có

Thứ tư - 10/10/2018 20:41
Năm 1984, sau khi có cơ chế "Khoán 10", ông Trần Ngọc Khôi, thôn Phượng Khê, xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thầu 1ha đất nhiễm mặn ở vùng Cồn Củi. Sau nhiều năm xây dựng mô hình, đến nay ông đã có một cơ ngơi nhiều người mơ ước.
Ít ai ngờ nuôi dê trên vùng đất nhiễm mặn lại trở nên giàu có

Ít ai ngờ nuôi dê trên vùng đất nhiễm mặn lại trở nên giàu có

Dê lai, dê Bách thảo chăn thả tự nhiên cho năng suất, chất lượng cao, bán được giá

Ban đầu, vợ chồng ông Khôi cắm trại nuôi gà, vịt, trồng bạch đàn, vải, táo, mít và các giống bưởi đặc sản. Tuy nhiên, cồn Củi là bãi tha ma hoang hóa cạnh bờ đê giáp sông Cung. Tại đây, nước thủy triều lên xuống thường xuyên khiến vùng đất này bị nhiễm mặn. Dù các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp nhưng mỗi năm cũng cho ông bà nguồn thu trên dưới 100 triệu đồng.

Để tận dụng nguồn nước mặn – lợ, vợ chồng ông bàn nhau đào ao, nuôi bán thâm canh tôm thẻ chân trắng. Từ con tôm thẻ, mỗi năm gia đình ông cũng thu về gần 100 triệu đồng.

Nhưng hiệu quả kinh tế nhất có lẽ phải kể đến đàn dê gần 150 con của gia đình ông. Ông tìm đến loại vật nuôi này từ năm 2012 và “kết” con dê từ đó.

Ban đầu, ông chỉ nuôi mỗi dê cỏ địa phương. Tuy nhiên, sau khi thầu thêm được diện tích đất và để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, ông còn nuôi thêm dê Bách thảo, dê Boer (lai giữa dê Mỹ và dê Úc). Thời gian đầu, gia đình ông phải thuê cán bộ thú y phụ trách dịch bệnh nhưng qua quá trình học hỏi, tích lũy kinh nghiệm những dịch bệnh thông thường, ông và con trai có thể chữa khỏi.

Bí quyết nuôi dê thành công của ông Khôi là phải tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, đặc biệt là tụ huyết trùng, lở mồm long móng; cho ăn đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng. Trời hửng, đàn dê được chăn thả trên diện tích đất rộng lớn, nguồn thức ăn cỏ tươi, sú vẹt dọc bờ sông. Đàn dê tung tăng gặm cỏ như bức tranh tuyệt đẹp trên những thảo nguyên rộng lớn. Trời mưa, ngoài lá cây, ngô cây cho ăn tận chuồng, dê cần được bổ sung thêm ngô và một số loại ngũ cốc.

Đến nay, trang trại của gia đình ông thường xuyên có gần 150 con dê, trong đó có 100 con dê nái, mỗi năm xuất ra thị trường trên dưới 100 con dê thịt, lãi ròng trên 200 triệu đồng.

“Ngoài lá cây, cỏ, mỗi ngày, dê cần bổ sung têm 200 - 300gr ngô/con. Riêng ngô cây, cứ tầm độ ngang đầu gối là cắt cho dê ăn. Dù là giống dê gì, nếu nuôi bằng cách nuôi truyền thống thì thịt vẫn thơm ngon. Nuôi dê Bách thảo, dê lai cho năng suất thịt cao nhưng vẫn bán được giá nhờ chăn thả tự nhiên.

08-38-01_trng_tri_tong_hop_cu_ong_khoi_li_rong_tren_300_trieu_dong_moi_nm
Trang trại tổng hợp của ông Khôi lãi ròng trên 300 triệu/năm

Để tránh đồng huyết cho đàn dê, tôi gắn thẻ tai cho dê nái và dê đực để theo dõi. Thường mỗi năm, tôi vào tận miền Nam để chọn những con dê đực chất lượng về để phối cho đàn dê nái. Điều quan trọng là phải chịu khó quan sát để biết thời điểm dê động dục và cho phối giống theo đúng ý định như thế mới tránh được bệnh tật dẫn đến hao hụt đầu con” – ông Khôi chia sẻ.

Nhờ cho ăn bằng thức ăn tự nhiên, thịt ngon, dê của ông Khôi xuất không đủ nhu cầu thị trường. Ngoài việc cung cấp dê sống, ông Khôi còn mở dịch vụ làm thịt dê cung cấp cho các nhà hàng, các hộ gia đình có nhu cầu. Nhờ vậy, nhân lực trong gia đình ông có việc làm thường xuyên. Ôn trai ông, sau một thời gian học hỏi nay cũng đã quyết định bỏ công việc lao động tự do giúp ông chăm bẵm đàn dê.

“Thực sự có đam mê thì sẽ làm được. Nuôi dê, nếu làm chủ được bệnh tật của chúng thì trên vùng đất này không có con gì nhàn nhã và hiệu quả hơn. Tôi làm cầu tre bắc qua sông Cung, sáng lùa đàn dê sang sông gặm cỏ, đước, sú, vẹt. Tối chúng lại tự về chuồng. Một điều rất lạ là, dê ăn cỏ vùng nhiễm mặn, sú, vẹt và một số loại lá hoang dại nhưng rất ít nhiễm bệnh. Chướng bụng chết là bệnh thường gặp nhưng ở vùng này cũng hiếm khi xuất hiện”, ông Khôi cho biết thêm.
VÕ VĂN DŨNG/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 141


Hôm nayHôm nay : 33300

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1003708

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60012031