06:32 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nặng gánh... nông thôn mới: Hạn chế thấp nhất thu tiền mặt

Thứ sáu - 27/09/2013 08:14
Trong quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, cũng như của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM là, không khuyến khích việc thu tiền mặt của dân để xây dựng NTM và cần phải rà soát lại ngay các khoản thu của dân.
Trao đổi với phóng viên NTNN sau loạt bài “Nặng gánh... nông thôn mới”, ông Hồ Xuân Hùng - nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, một trong những tác giả xây dựng đề án Chương trình nông thôn mới (NTM) khẳng định, trong quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, cũng như của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM là, không khuyến khích việc thu tiền mặt của dân để xây dựng NTM và cần phải rà soát lại ngay các khoản thu của dân.

Người dân Hà Tĩnh hồ hởi làm NTM vì được trao quyền tự chủ (trong ảnh người dân thôn Hoàng Diệu, xã Kỳ Tiến làm đường giao thông nông thôn).
Người dân Hà Tĩnh hồ hởi làm NTM vì được trao quyền tự chủ (trong ảnh người dân thôn Hoàng Diệu, xã Kỳ Tiến làm đường giao thông nông thôn).

Ông Hùng cho biết: Trong xây dựng NTM, Đảng, Nhà nước đã nhất quán đây là sự nghiệp cách mạng lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, chứ không thể nói là việc của dân hay việc của Đảng. Tuy nhiên, chúng ta phải xác định cái gì dân làm được thì để dân làm, cái gì dân không làm được nhất định phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. 

Đặc biệt, hiện nay có một thách thức rất lớn đặt ra, đó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn cả nước, đây thực sự là vấn đề rất bức xúc đối với cư dân nông thôn, không chỉ ở vùng sâu, vùng xa, mà ở mọi miền của đất nước. Cách làm để xây dựng hạ tầng nông thôn đều thực hiện theo phương án xã hội hóa, trong đó có phần vốn của Nhà nước, của doanh nghiệp và có phần đóng góp của cư dân nông thôn. 

Thế nhưng, ở nhiều địa phương đã diễn ra tình trạng thu quá nhiều tiền của dân để xây dựng NTM đến độ dân phải kiệt sức?

- Sự đóng góp của cư dân có nhiều hình thức, có thể đóng góp bằng ngày công, giải phóng mặt bằng, rồi hiến đất, hiến vườn, cây cối… Đó là những hình thức phổ biến và cư dân rất thoải mái. Ngoài hình thức đó, ở một số nơi cũng vận động cư dân đóng góp bằng tiền. Sự thực mà nói, tất cả công đoạn nêu trên đều có sự thảo luận, bàn bạc trong dân, song đúng là có nhiều việc dân phải chấp nhận. 

Đúng như Báo NTNN đã phản ánh và ngay trong hội nghị giao ban NTM ở 15 tỉnh miền núi phía Bắc vừa qua, đã có địa phương nêu như ở xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn), trong 2 năm đã huy động dân đóng góp tới 8 triệu đồng/hộ. Không ít trường hợp khác cũng huy động 3-5 triệu đồng/hộ dân mỗi năm. 

Thực tế, có nhiều địa phương vì sốt ruột với thành tích đạt đủ 19 tiêu chí NTM, nhưng lại không có vốn nên cứ bổ theo đầu người, đầu hộ hay đầu sào để thu?

- Đúng là có điều này, do ở một số nơi do bức bách quá, nên huy động hơi quá sức dân và chúng tôi đã có đề nghị điều chỉnh ngay vấn đề này. Nói chung, trong chỉ đạo chúng tôi đều khuyến cáo các địa phương phải lựa việc mà làm, theo đó cái gì làm mà tạo được khí thế trong toàn dân, thì cần ưu tiên làm trước. 

Thực ra, đã có nhiều địa phương làm giao thông nông thôn để hy vọng huy động được sức dân nhiều hơn, việc này cũng tạo được khí thế trong dân. Song ở những địa phương còn khó khăn, thì không nên vội làm đường giao thông trước vì rất tốn kém, lại phải huy động quá sức đóng góp của dân, cái chính là phải biết cách làm. Theo tôi, vấn đề cần ưu tiên bây giờ là phát triển sản xuất để tăng thu nhập hay việc làm vệ sinh môi trường từ nhà vệ sinh tới sân, vườn thì sẽ tạo được ngay sự chuyển biến trong nông thôn. 

Không được để nợ cho xã, doanh nghiệp


Về tình trạng nợ xấu trong xây dựng NTM ở các xã hiện nay, ông Hồ Xuân Hùng cho biết: “Ngay từ năm ngoái, Ban Chỉ đạo T.Ư cũng đã có chỉ đạo rõ là không được để nợ cho xã và doanh nghiệp, vì nếu để nợ cho xã là gây rối loạn nông thôn, còn để nợ cho doanh nghiệp là “giết” họ. 

 

Chúng ta phải xem nguồn lực đến đâu làm đến đó. Bây giờ khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã đề nghị Chính phủ sớm công bố các khoản đầu tư trung hạn cho xây dựng NTM để các địa phương họ biết sẽ được bao nhiêu và cần làm những gì, thậm chí họ còn phải dùng để trả nợ”.

Trong thời gian qua, đã có địa phương quy định người dân phải đóng 1 triệu đồng phí xây dựng NTM, nếu không đóng, xã sẽ không đóng dấu xác nhận cho các công việc liên quan. Việc làm này vi phạm điều gì?

- Tôi không hiểu các địa phương quy định cứng phí NTM như thế nào, vì trong xây dựng NTM không có khoản phí nào cả, mà trong khi xây dựng, có những khoản chúng ta cần huy động để làm lợi cho cư dân nông thôn, ví dụ như phí dịch vụ môi trường nông thôn, người ta đến thu rác cho mình, thì mình đóng một khoản phí. 

Bây giờ, có cái khó là, khoản nào cũng bảo là phí NTM thành ra NTM mới mang “tội”. Chúng ta phải làm rõ ra từng mục huy động dân hay có những khoản mà người dân chưa có, thì có thể thỏa thuận để dân nộp sau. Còn việc dùng biện pháp hành chính như thế để bắt dân đóng góp, thậm chí còn vi phạm luật. 

Từ năm 2008, Chính phủ đã có chủ trương miễn giảm nhiều khoản phí cho nông dân, nay vì lấy cớ xây dựng NTM, nhiều địa phương lại “đẻ” ra các khoản phí khác nhau. Theo ông, thời gian tới chúng ta phải làm gì để chấn chỉnh tình trạng này?

- Theo tôi, từng tổ chức phải rà soát lại các khoản thu, cũng có các khoản thu hợp lý, nhưng cũng có rất nhiều những khoản thu đột xuất và đều đổ lên đầu người dân cả. Chúng ta nên rà soát lại tất cả các khoản đóng góp của dân, vì có nhiều khoản còn lớn hơn cả phí. Mặt khác, chúng ta cũng cần có quy định rõ các khoản thu, có những khoản do HĐND địa phương, có khoản do T.Ư hay có những khoản nói là tự nguyện, nhưng thực chất là bắt buộc không đóng không được. 

Theo tôi, Chính phủ nên giao cho một cơ quan nào đó rà lại các khoản phải đóng góp, phải nộp của dân, đặc biệt cần có những khống chế nhất định bằng những văn bản quy phạm pháp luật để tránh việc nhiều địa phương cứ lợi dụng vào sự tự nguyện mà bắt dân đóng góp. 

Xin cảm ơn ông!
Lê Hân
Nguồn danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 197


Hôm nayHôm nay : 15173

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1235002

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58827057