15:48 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghịch lý giúp dân... thoát nghèo

Thứ năm - 15/05/2014 20:50
Đề xuất trên được đưa ra tại phiên họp chiều 15.5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012.
Hơn 864 nghìn tỷ đồng để giảm nghèo

Đánh giá của của Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận xét, ở cấp quốc gia thành tựu giảm nghèo của nước ta có thể thấy rõ ở cả chuẩn quốc gia và quốc tế. Việc thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo theo các nghị quyết của Quốc hội cho thấy giai đoạn 2005 - 2012 tỷ lệ giảm nghèo cả nước đều đạt và vượt chỉ tiêu, bình quân giai đoạn này, mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,3 - 2,5%.
Phải tạo động lực để giúp dân thoát nghèo.
Phải tạo động lực để giúp dân thoát nghèo.

Về nguồn lực, tổng nguồn vốn huy động qua các chương trình dành cho mục tiêu giảm nghèo từ năm 2005-2012 là 864.050 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách nhà nước (vốn trong nước) hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo là 167.793 tỷ đồng, chiếm hơn 19% tổng nguồn vốn. Vốn ngân sách nhà nước (vốn trong nước) hỗ trợ gián tiếp thông qua các chương trình, dự án là 180.539 tỷ đồng, chiếm 20,9% tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó là các nguồn vốn như trái phiếu chính phủ, vốn ngoài nước (ODA), vốn huy động từ doanh nghiệp, vốn ngân sách địa phương…

Nhờ những khoản vốn đầu tư đó trong 5 năm 2006-2010, các địa phương đã triển khai đầu tư xây dựng 12.646 công trình với số vốn đã thực hiện gần 8.500 tỷ đồng, đạt hơn 98% kế hoạch giao. Ở cấp xã và dưới xã đã đầu tư 218 công trình trường, lớp học; 71 trạm y tế xã; trên 360 công trình đường liên thôn, bản; 410 công trình thủy lợi nhỏ; 80 công trình điện sinh hoạt; 94 công trình nước sinh hoạt; 11 công trình xử lý rác thải, bảo vệ môi trường và một số công trình hạ tầng khác…

Chính sách phải tạo động lực cho người dân

Góp ý cho báo cáo của Chính phủ, các ý kiến của ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều cho rằng, chương trình giảm nghèo cần phải tránh việc đầu tư dàn trải, không đạt hiệu quả cao. Ông Phan Trung Lý – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội đặt vấn đề, liên quan đến tăng trưởng, đầu tư có tỷ lệ thuận với giảm nghèo không. “Tất cả các chính sách làm đã hiệu quả chưa, chính sách giảm nghèo phải tạo động lực để người dân tự phát huy vai trò của mình chứ nhiều chỗ chính sách giảm nghèo không khuyến khích dân giảm nghèo mà để dân giữ nghèo, như thế thì phản tác dụng” – ông Lý nêu quan điểm.

Ông Phan Trung Lý chia sẻ thêm một nghịch lý là khi xuống cơ sở thấy có địa phương dân còn nói năm nay không “phấn đấu” được địa phương nghèo thì phải xem xét lại cán bộ. Cùng quan điểm với ông Lý, bà Nguyễn Thị Nương – Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội cho hay, chính sách nhiều nhưng chưa khuyến khích được người nghèo địa phương nghèo vươn lên. “Chúng tôi xuống cơ sở thấy có địa phương Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch xã đó làm rất tốt, chỉ đạo địa phương thoát nghèo nhưng khóa sau họ lại không trúng cử. Khi hỏi được biết vì những cán bộ này không bảo vệ được xã ở lại Chương trình 135” – bà Nương cho biết. 

Ông Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội nêu ý kiến, cần phải xem mức độ chính sách đã chạm tới nhu cầu của cuộc sống thực chưa hay chỉ nửa vời. Ông Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng chính sách tránh đầu tư dàn trải không hiệu quả, mang tính hình thức. Ông Hiện phân tích như chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ 500 nghìn đồng/ha, đồng bào nói xin phép qua rất nhiều khâu, trong khi có gia đình nhà chỉ 300m2, nếu hỗ trợ chỉ được 15 nghìn đồng. Tính ra công đi làm thủ tục còn tốn kém hơn cái người dân được hưởng. 

Báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về “Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015-2020”, tập trung vào việc định hướng điều chỉnh chính sách giảm nghèo sau 2015 thông qua việc thay đổi chuẩn nghèo đa chiều. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã giao Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng nội dung nghị quyết. 
Theo Danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 139


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 938395

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59946718