17:32 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân xây nhà màng được hỗ trợ 100 triệu đồng

Thứ ba - 12/06/2018 11:20
Với cơ chế hỗ trợ tới 100 triệu đồng (chiếm tới 25% chi phí) cho xây dựng 1 nhà màng với diện tích 1.000m2, chỉ trong 2 năm qua nông dân Diễn Châu (Nghệ An) đã xây dựng được 5 nhà màng trồng rau, củ quả an toàn.


Các nhà màng được đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, che nắng, che mưa đảm bảo nên những cây trồng hàng hóa đã cho thu nhập tới 200 triệu đồng/1.000m2 nhà màng. 

Qua hơn 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Diễn Châu đã xây dựng được 164 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trên đồng ruộng, tạo chuỗi liên kết khép kín từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm.

Anh Hoàng Văn Hướng, người đầu tiên đưa công nghệ nhà màng vào đồng ruộng ở xã Diễn Thành chia sẻ: Thời tiết Nghệ An rất khắc nghiệt, mình làm nông nghiệp phụ thuộc thời tiết thì không chủ động được nguồn hàng cho khách như đã ký kết nên phải dùng nhà màng, nhà lưới khống chế. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật khép kín toàn bộ quy trình, quản lý thời tiết đầu vào và đầu ra là điều then chốt để mô hình phát triển bền vững, mang lại lợi ích lâu dài.

Với mô hình nhà phản quang, anh Hồ Văn Quyết ở xóm 9, xã Diễn Trung (Diễn Châu) nuôi tôm an toàn cả 3 vụ. Ảnh: Mai Giang
Đặc biệt mới đây, xã Diễn Trung đã xây dựng được 3 mô hình nuôi tôm trong nhà phản quang cho hiệu quả kinh tế rất cao.
Anh Hồ Văn Quyết ở xóm 9, xã Diễn Trung đã đầu tư gần 1 tỷ đồng xây nhà bên trên lợp bằng những tấm nhựa phản quang để nuôi tôm với hệ thống quạt sưởi, điều hòa, … đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè nên khi đưa tôm giống về nuôi sẽ an toàn trong vòng 1 tháng đầu, sau đó mới đưa ra ao nuôi. Nhờ đó tôm lớn nhanh, rút ngắn được thời gian thu hoạch khoảng 1 tháng so với những hộ nuôi khác, năng suất cao hơn cách nuôi thông thường tới 15% và nuôi an toàn cả 3 vụ.
"Với ao kín đáo, nước ấm, máy sưởi đầy đủ, mùa hè thì có máy điều hòa 4 bên nên nuôi con tôm nhỏ an toàn 100%; khi mình chịu khó học hỏi, mạnh dạn đầu tư thì dễ thành công" - anh Quyết chia sẻ.
Liên kết sản xuất ớt cay ở xã Diễn Phong (Diễn Châu) thu nhập khoảng 8 triệu đồng/sào. Ảnh: Mai Giang
Không chỉ trong trồng trọt, khoa học công nghệ còn được Diễn Châu ứng dụng rỗng rãi trên đàn vật nuôi như mô hình đệm lót sinh học trong nuôi gà, lợn; nuôi tôm công nghệ Biofloc, sinh học… Hiện Diễn Châu đã xây dựng được 13 mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm lúa giống, lúa chất lượng cao với hơn 500 ha; liên kết sản xuất dưa chuột vụ đông với diện tích 32 ha; liên kết sản xuất ớt cay gần 20 ha ở Diễn Phong, Diễn Hoàng; khoai lang ở Diễn Lâm; 25 trang trại chăn nuôi gà, lợn quy mô lớn cũng được liên kết đảm bảo đầu ra.
Hiện nay, sau khi thu hoạch bà con nông dân sản xuất lúa giống ở Diễn Phú, Diễn Tân, Diễn Liên, Diễn Lộc… đang tiến hành bán lúa cho các doanh nghiệp như Công ty Giống cây trồng Trung ương, Công ty Vật tư Nông nghiệp Nghệ An với giá lúa giống cao gấp 1,2 - 1,5 lần so với giá lúa thường, tức là khoảng 8 triệu/tấn; dự kiến sẽ có khoảng hơn 1.500 tấn lúa giống được thu mua. Ngoài việc năng suất, sản xuất lúa giống còn mang lại hiệu quả kinh tế cao với nguồn thu trung bình 50 triệu đồng/ha/vụ.
Thu hoạch lúa một giống tại cánh đồng xã Diễn Tân. Ảnh: Mai Giang
Với việc đầu tư hàng chục tỷ đồng thực hiện đồng bộ từ khâu tham quan học tập, xây dựng mô hình, đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, Diễn Châu đã ứng dụng 164 mô hình khoa học công nghệ. Hiện nay, hiệu quả sản xuất nông nghiệp đã được khẳng định rõ nét với 100% đất nông nghiệp cho doanh thu mỗi năm từ 80 triệu đồng/ha, trong đó có 6.000 ha cho thu nhập trên 120 triệu đồng/năm/ha trở lên.
Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng NN&PTNT Diễn Châu cho biết: Qua hơn 2 năm thực hiện đề án, huyện tăng cường phối hợp với Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam và các trung tâm, trạm, trại đem các tiến bộ khoa học kỹ thuật về cho bà con sản xuất trên đồng đất. Cùng đó, vừa xây dựng mô hình, vừa liên kết tạo đầu ra cho sản phẩm. Các mô hình được đầu tư giống 100%; vật tư, phân bón 30%, tập huấn đến tận nông dân, cầm tay chỉ việc, theo dõi cả quá trình xây dựng mô hình. Nhờ ứng dụng, giá trị thu được cao gấp rưỡi, gấp đôi trên một đơn vị diện tích

Tác giả bài viết: Mai Giang

Nguồn tin: baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220


Hôm nayHôm nay : 45630

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1265459

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58857514