14:28 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ông chủ Cỏ May...

Thứ hai - 20/04/2015 06:08
Không trình độ, không nghề nghiệp, không tiền bạc, bỏ ruộng rẫy, ông lên Sài Gòn làm đủ thứ nghề, từ thợ hồ, thợ làm bánh mì… Hơn 30 năm sau, nhắc đến tên ông, đến thương hiệu do ông gầy dựng, từ người nông dân đến doanh nhân,ai cũng biết. ...
Ông là Phạm Văn Bên, 66 tuổi, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Cỏ May, ở xã Tân Long, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp.

Hơn 30 năm gây dựng thương hiệu

Sau mấy lần hẹn, tôimới gặp được Phạm Văn Bên, vị “tổng chỉ huy” của một loạt công ty chuyên về gạo, phân bón, thức ăn thủy sản. Vừa gặp tôi, ông cười, chào tôi bằng câu: “Xin lỗi chú, tôi nhiều việc quá”.

Rồi vừa dẫn tôi tham quan nhà máy chế biến thức ăn cho cá, ông vừa kể: “Tôi sinh ra, lớn lên ở cù lao Tân Long này. Hồi đó, vừa giải phóng xong, ruộng đồng kiệt quệ, tiêu điều, kỹ thuật lạc hậu nên cả gia đình hơn chục ngườiđầu tắt mặt tối mà chẳng đủ ăn, mẹ tôi phải đi bán thuốc rê kiếm thêm.

Sau nhiều ngày trăn trở, tôi quyết định lên Sài Gòn tìm cơ hội học hỏi làm ăn. Đó là khoảng thời gian vô cùng vất vả. Nhưng tôi cảm thấy Sài Gòn sẽ cho tôi cơ hội để thoát nghèo”. Sau khi thử sức qua 4-5 công việc, khoảng năm 1979, ông chuyển sang mua xà bông từ Sài Gòn về quê bán kiếm lời. Những ngày làm công việc này, thấy ông thiệt thà, chất phác, lam lũ, những người Hoa bỏ mối xà bông cho ông ở khu vực Chợ Lớn thương tình, chỉ cho ông công thức làm xà bông. Năm 1981, ông về quê mở cơ sở sản xuất xa bông. Thương hiệu Cỏ May ra đời từ đó.

Thời gian đầu, cơ sở Cỏ May gặp vô vàn khó khăn: sản xuất nhỏ, kỹ thuật thủ công, chi phí đầu vào nguyên liệu cao do phải qua trung gian. Sản phẩm chưa ai biết, ông Bên phải tự mang sản phẩm đi chào hàng khắp tỉnh, từ các tiệm tạp hóa, chợ, thậm chí cả nhà dân chào hàng. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, nghe ai phản ánh về chất lượng sản phẩm là về tìm cách khắc phục ngay. Cứ như vậy, từng bước cái tên Cỏ May được người dân biết đến, tin dùng. Dần dà, mọi chuyện khá lên. “Xà bông Cỏ May khởi sắc và càng lúc càng được ưa chuộng trên thị trường lúc bấy giờ. Đến năm 1986, thời điểm đất nước chuyển sang kinh tế thị trường, xóa bỏ bao cấp, cũng là lúc thương hiệu xà bông Cỏ May dẫn đầu ở Đồng Tháp và cả khu vực miên Tây. Tôi về thị xã Sa Đéc mở thêm một cơ sở sản xuất xà bông mới”, ông Bên nói tiếp. Năm 1988, Nhà nước cho phép tư nhân kinh doanh lương thực. Ông Bên ngưng sản xuất xà bông, chuyển sang chế biến, kinh doanh gạo.

Với mục tiêuđưa gạo Việt Nam ra thị trường thế giới, ông Bên quyết định đầu tư hàng triệu đô la Mỹ vào việc nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm gạo “Made in Vietnam” mang tên Nosavina, bắt đầu từ việc sử dụng bộ giống thuần chủng của Viện Lúa ĐBSCL, mời kỹ sư của Đại học Nông lâm TPHCM về tư vấn, lập quy trình canh tác. Lúa nguyên liệu từ ghe chuyển vào nhà máy sản xuất gạo Cỏ May. Dây chuyền tự động, công nhân ít phải dùng sức Bên cạnh đó, ông Bên hỗ trợ người nông dân giống, chuyển giao kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Rồi xây dựng nhà máy chế biến công suất 80.000 tấn/năm, ởhuyện Châu Thành, Đồng Thápđể chế biến gạo cao cấp xuất khẩu. Đây là nhà máy chế biến gạo hiện đại nhất khu vực miền Tây thời điểm ấy. Sản phẩm gạo Nosavina theo mùa được xuất sang thị trường đầu tiên là Singapore và rất được ưa chuộng. Năm 2004, Thời điểmở ĐBSCL đang phát triển mạnh nghề nuôi cá tra xuất khẩu, Cỏ May bước vào một cuộc phiêu lưu mới bằng việc đầu tư nhà máy chế biến thức ăn thủy sản công nghiệp.

Tuy nhiên không như trong lĩnh vực gạo trước đây, làm nghề này ông phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức giữa một doanh nghiệp nhỏ, chưa được ai biết đến, với những “đối thủ” nặng ký là doanh nghiệp nước ngoài hơn hẳn ông về mọi mặt.

Lấy cái tâm làm "kim chỉ nam"

“Bí quyết nào giúp ông vượt qua những khó khăn rất lớn ban đầu và thành công?”, tôi hỏi. Ông đáp ngay: “Quan trọng nhất là có cái tâm, để tất cả mọi người không ai bỏ mình đi, mình không bỏ ai dù khó khăn đến đâu.Đừng làm những gì mình không muốn người khác làm lại cho mình. Làm sao để khách hàng luôn hài lòng về sản phẩm của minh. Gỗ tốt khỏi cần sơn”.

Theo ông, quan trọng nhất trong kinh doanh là phải tạo được lòng tin cho khách hàng. Còn trong công ty, người đứng đầu phải tạo ra một gia đình gắn kết thành một khối, có con mắt nhìn người, đánh giá đúng năng lực, tính nết của từng nhân viên để bố trí việc phù hợp cho họ. Làm sao để nhân viên toàn tâm toàn ý, một lòng muốn xây dựng công ty.

“Không chỉ lo cho lao động rong công ty, mới đây, ông Bên bỏ ra 37 tỷ đồng xây ký túc xá miễn phí cho sinh viên trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Dự án này sẽ khởi công trong năm 2015 với quy mô 432 phòng. Ngoài ra, Cỏ May còn dành ra 15 tỷ đồng/năm để hỗ trợ cho sinh viên nghèo hiếu học”. “Có lần, một nữ nhân viên kiểm tra chất lượng nguyên liệu nhập đưa cho tôi xem tin nhắn của đối tác nhắn hỏi cô số tài khoản để chi “hoa hồng”.

Trước đó, cô nhân viên của tôi đã từ chối hơn ba xe nguyên liệu ngoại nhập không đạt yêu cầu nên bên đối tác tưởng cô muốn làm khó dễ để được bôi trơn. Tôi liền điện thoại cho người quản lý kia, giải thích chúng tôi từ chối nhận hàng vì không đảm bảo chất lượng chứ không phải muốn vòi vĩnh gì. Rồi đối tác hiểu và chấp nhận xem lại chất lượng nguyên liệu nhập”, ông Bên kể.

Với quan điểm quan tâm sâu sắc đến người lao động, công nhân của ông từ quản lý trở xuống, khi con cái họ bắt đầu đi học, hàng tháng đều được công ty hỗ trợ một phần học phí mà không kèm theo bất cứ một điều kiện nào theo mức: từ tiểu học đến trung cấp, 600.000 đ/tháng, cao đẳng 800.000 đ/tháng, đại học 1.200.000 đ/tháng.

Từ năm 2007 đến nay, Cỏ May còn có chính sách làmnhà tình thương giúp những hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn để họ an tâm làm việc. “Yếu tố quan trọng giúp chúng tôi thành công là nhờ vào sự toàn tâm toàn ý của cả một tập thể, đoàn kết một lòng, coi doanh nghiệp như gia đình”, ông Bên giãi bày.

Phối cảnh ký túc xá miễn phí của DNTN Cỏ May dành cho sinh viên nghèo Hơn 30 năm tồn tại, trải qua biết bao sóng gió và những bước thăng trầm, đến nay, tổ hợp sản xuất xà bông ngày nào đã lớn mạnh thực sự và có "4 đứa con" là 2 nhà máy chế biến thức ăn chăn thủy sản công suất 400 ngàn tấn/năm, 1 nhà máy chế biến gạo công suất 80 ngàn tấn/năm và 1 nhà máy sản xuất bao bì công suất khoảng 20 triệu sản phẩm/năm.Doanh thu trung bình của Cỏ May đạt trên dưới 2.000 tỷ đồng/năm. Giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 800 lao động.

Điều ít ai biết đến là năm 2004, trong lần đi khám sức khỏe, bác sĩ thông báo ông Bên bị xơ gan và tiểu đường. Căn bệnh xơ gan đã trú ngụ trong cơ thể ông khá lâu và đang trầm trọng.Nhưng do công việc quá nhiều, ông quên bệnh. Mãi đến năm 2008, khi công ty ổn định, ông mới nghĩ tới việc chữa bệnh bằng phương pháp nhịn ăn 7 lần, mỗi lần21 ngày nhằm thải loại các độc tố trong người. Đồng thời, chuyển sang ăn gạo lứt muối mè hơn 1 năm và uống thuốc trị bệnh xơ gan, tiểu đường theo toa bác sĩ. Cách chữa bệnh chẳng giống ai này không ngờ có hiệu quả tốt, cả 2 chứng bệnh gần như tiệt hẳn.... 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 766669

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59774992