14:59 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Ninh: Đánh thức vùng cửa sông nhờ canh tác rươi – lúa hữu cơ

Thứ ba - 31/03/2020 16:43
Tại Quảng Ninh, vùng rươi phân bố tự nhiên dọc sông Cầm, sông Uông, sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng với tổng diện tích khoảng 468 ha.

Tiềm năng phát triển

Tại Quảng Ninh, vùng rươi phân bố tự nhiên dọc sông Cầm, sông Uông, sông Đá Bạc, sông Bạch Đằng với tổng diện tích khoảng 468 ha. Các hộ dân khu vực này đã tự phát đắp bờ tại các bãi bồi ven sông thành các ao/đầm có cống nước ra vào để tạo điều kiện cho rươi sinh trưởng và phát triển. Một số hộ còn kết hợp cấy lúa và nuôi rươi. Tuy chỉ nuôi với hình thức đơn giản nhưng người dân cũng có thu nhập từ con rươi dù sản lượng không cao, bình quân chỉ 100 – 130 kg/ha.

Hiện nay, đã có một số đơn vị nghiên cứu và cơ sở sản xuất tại Việt Nam chủ động sản xuất giống rươi trong điều kiện nhân tạo, bước đầu đã cung cấp con giống cho người dân; Đã có những mô hình thử nghiệm nuôi thương phẩm, chủ động từ khâu giống, cung cấp bổ sung thức ăn và quản lý các vấn đề môi trường cho khu vực nuôi. Kết quả ban đầu cho thấy, thả bổ sung rươi giống từ sản xuất nhân tạo cho hiệu quả và năng suất nuôi gấp 3 - 7 lần so với việc nuôi chỉ lấy giống ngoài tự nhiên. Đây là triển vọng lớn, mở ra hướng sản xuất hiệu quả cho người dân các tỉnh có vùng cửa sông nước lợ ven biển.

Thu hoạch rươi

Những mô hình thử nghiệm

Từ năm 2015, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh đã tiếp cận vấn đề làm giàu nguồn lợi rươi tại một số hộ nuôi tại Đông Triều theo hướng tác động tích cực như: tạo sinh cảnh phù hợp qua cấy lúa, cải tạo mặt bằng ruộng rươi, sử dụng vi sinh để phân hủy rơm rạ, ủ phân hữu cơ bón cho ruộng cấy lúa, hoàn thiện quy trình nuôi rươi trong tất cả các khâu… Kết quả cho thấy đã có sự khác biệt rõ rệt về kích cỡ thương phẩm (từ 700 – 800 con/kg khi chưa tác động, tăng lên là 900 – 1.200 con/kg sau khi tác động); sản lượng trung bình tăng lên từ 110 – 130% so với canh tác thông thường. Tuy nhiên, việc tăng sản lượng chưa đáp ứng được theo kỳ vọng vì giống rươi hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên.

Chính vì vậy, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh đã tổ chức cho 03 đoàn lãnh đạo các phòng kinh tế, các hộ dân của Đông Triều, Uông Bí đến tham quan, học tập kinh nghiệm tại nơi sản xuất giống và mô hình trình diễn nuôi rươi thương phẩm. Đồng thời Trung tâm cũng đề xuất sử dụng con giống được sản xuất nhân tạo để triển khai mô hình “Canh tác rươi – lúa có bổ sung rươi giống tại thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều” với quy mô 08 ha. Trong 3 tháng thả nuôi, rươi phát triển tốt, kích thước đạt 6 – 8 cm/con, mật độ đạt 80 – 100 con/m2. Khảo sát diện tích có điều kiện tương tự thì mật độ rươi chỉ đạt 10 – 30 con/m2 tùy điều kiện cống, vị trí đầm. Các chỉ tiêu về mật độ lỗ rươi, sản lượng lúa sạch hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của mô hình.

Mật độ lỗ rươi trung bình tại mô hình

 

Từ kết quả của mô hình, hiện nay đã có rất nhiều hộ mạnh dạn tích tụ ruộng đất, đầu tư hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế. Một số mô hình lớn, quy mô trên 15 ha được đầu tư bài bản như đầm của hộ ông Bùi Văn Khiêm (Đông Mai, Quảng Yên) và đầm của hộ ông Bùi Duy Dinh (Trưng Vương, Uông Bí) cùng nhiều hộ tại các phường Xuân Sơn, Kim Sơn, Hưng Đạo thị xã Đông Triều…

Đánh thức vùng cửa sông

Kỳ vọng đưa rươi, lúa hữu cơ trở thành hai dòng hàng hóa đặc sản của vùng đất cửa sông

 

Rươi là đối tượng có triển vọng phát triển, nếu tổ chức quản lý, sản xuất một cách khoa học, rươi sẽ trở thành đối tượng thủy sản nuôi có giá trị kinh tế cao. Nhận thức điều này, tại Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh đã định hướng cần “…tổ chức điều tra, khoanh vùng quản lý các khu vực bãi triều với các loài thủy hải sản quý hiếm… đồng thời quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, có lợi thế của các địa phương như rươi ở Đông Triều, Uông Bí…”. Gần đây nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh có Quyết định số 5303/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 về việc phê duyệt dự án Phát triển vùng nuôi rươi thương phẩm kết hợp canh tác lúa hữu cơ tại Quảng Ninh. Đây được coi là cú “huých” quan trọng từ chính sách, tác động với kỳ vọng sẽ tận dụng lợi thế về nguồn gen con giống đặc sản, bản địa và diện tích ngập nước, hoang hóa, khai thác kém hiệu quả để tạo ra hai dòng hàng hóa là rươi và lúa sạch (hữu cơ). Dự án sẽ tạo một nghề mới: “nghề canh tác rươi – lúa hữu cơ”, tạo sinh kế gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển đa dạng nguồn gen sinh học vùng cửa sông. Kỳ vọng đó đang từng bước trở thành hiện thực./.

Nguyễn Bá Lâm

Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh/ http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 265


Hôm nayHôm nay : 38075

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1257904

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58849959